28
BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM
Phạm Văn Tráng, Nguyễn Khắc Cần, Phạm Đệ Quý, Vũ Ngọc Thụy,
Phạm Hoàng Quý, Phạm Hoàng Triết; ngày 24/9/1913, lúc 5 giờ 45 phút
những chiến sĩ này bị thực dân Pháp đưa ra xử quyết tại cửa trại giam
Hỏa Lò Hà Nội.
Có một chi tiết đáng để ta suy nghĩ là trên báo Avenir du Tonkin (Tương
lai Bắc kỳ) số ra ngày 25/9/1913 trong bài tường thuật có cho biết, trước
lúc đầu lìa khỏi cổ, Phạm Văn Tráng đã nói, ông có nguyện vọng là sau
khi hồn lìa khỏi xác thì ném xác của ông xuống sông Hồng, chứ không
muốn chôn trên mảnh đất đã bị quân cướp nước và bán nước giày xéo!
Những cái chết oanh liệt này đã kích thích tinh thần của các chiến sĩ cách
mạng trong và ngoài nước. Trong quyển Việt Nam nghĩa liệt sử
(1)
có thơ
điếu Phạm Văn Tráng:
Gươm tuốt xông trời, thù khiếp đảm,
Sấm vang động đất, nước kêu hồn.
...
Huyết mạch anh hùng còn mãi mãi,
Nghìn thu nghĩa hiệp gốc không mòn.
...
Và đánh giá sự kiện trên như sau: “Người ta ở trên đời này, thế đạo
còn mờ, quần chúng còn mê, ma quỷ hoành hành, giữa ban ngày hàng
trăm hàng ngàn (ma quỷ) quần tụ với nhau, hút máu người ngủ mê, nếu
không có sấm điện trong lúc này đuổi ma quỷ đi, thức quần chúng dậy
thì ôi thôi chúng ta cũng là quỷ mà thôi! May thay, may thay, gần đây
mới có một tiếng sấm chớp bắt đầu thử nổi lên, không nghi ngờ gì nữa,
đó là cái triệu chứng muốn làm cho nhân loại sống lại. Mạnh mẽ làm sao!
Mạnh mẽ làm sao!”. Trần Quốc Huy (có thể là bút danh của cụ Phan Bội
Châu) khóc bằng bài thơ điếu (Tôn Quang Phiệt dịch):
(1)
Quyển sách này viết bằng chữ Hán năm 1916, in tại Thượng Hải, ngoài bìa ghi soạn giả:
Đặng Đoàn Bằng; tu đính giả: Phan Thị Hán. Trong bản dịch và chú thích của Tôn Quang Phiệt
(NXB Văn Học - 1972) cho rằng: “Theo ý chúng tôi, là do nhiều người góp lại, trong đó Phan Bội
Châu góp phần nhiều và Đặng Đoàn Bằng là người sắp xếp lại và bổ sung vào” (tr.7).