26
BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM
Lúc 11 giờ trưa, trời nắng gắt, không
một gợn gió thổi đến. Trên chiếc xe tay,
tuần phủ Hàn ngồi chễm chệ, mặt hất
lên nhìn trời. Từ dinh công sứ về dinh
của quan tuần phủ là một đoạn đường
dài... Một tên lính gầy gò đang còng lưng
kéo ì ạch, tiếng thở phì phò. Hai bên xe
có hai tên lính bám theo, một tên ôm
tráp, một tên xách điếu rảo chân bước
theo. Khi chiếc xe vừa kéo đến dinh của
Hàn thì đột nhiên một tiếng nổ đinh tai
điếc óc! Đó là lúc Phạm Văn Tráng đã
ném quả tạc đạn! Tiếng nổ đanh như sét
đánh. Khói mù mịt. Nạn nhân chết ngay
tại chỗ.
Thực hiện xong nhiệm vụ, Phạm Văn Tráng vẫn bình tĩnh. Trong
dáng bộ tất tả bước nhanh về quán nước phía đầu làng, nét mặt của
ông bình thản lạ thường. Uống một ngụm chè xanh đặc quáng và hút
một hơi thuốc lào ung dung nhả khói lên trời xanh, ông bình tĩnh nghe
ngóng tin tức mà thiên hạ đang xôn xao bàn tán. Sau khi biết đích xác
nạn nhân đã về chín suối thì ông mới đứng dậy tẩu thoát...
Trong lúc nhà cầm quyền đang chạy như đèn cù để truy tìm thủ phạm,
thì chỉ hai tuần sau, ngày 26/4/1913, chúng choáng váng khi nghe một
tiếng bom khác lại nổ ra ngay tại “Hà Nội khách sạn”. Tiếng bom vang
dội này đã giết chết hai tên trung tá Pháp là Mongrand và Chapuis, còn
lại một số tên khác chỉ trọng thương. Người đã thực hiện nhiệm vụ vẻ
vang này là hai ông Nguyễn Khắc Cần và Nguyễn Văn Túy, công nhân
nhà máy xe lửa Gia Lâm.
Ông Nguyễn Khắc Cần, tên chữ là Tiểu Lâm, sinh năm 1875 tại thôn
Yên Viên (nay thuộc huyện Gia Lâm - Hà Nội), thi Hương đậu nhị trường,
nhưng sau đó chán ngán khoa cử đương thời nên ông không đi thi nữa,
về nhà mở trường dạy học nên được gọi Đồ Cần. Thuở nhỏ khi xem sử
Toàn quyền Albert Sarraut -
mục tiêu ám sát của các đảng
cách mạng VN đầu thế kỷ XX