25
TẬP 6: DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Với mục đích ném bom giết tên Toàn
quyền Albert Sarraut, lúc y dự lễ xướng
danh tại trường thi Nam Định, nhưng do
chần chừ, thiếu quyết đoán nên Nguyễn
Hải Thần đã không hoàn thành nhiệm vụ.
Qua năm 1913, hai chiến sĩ của Hội đã xung
phong trở về nước để thực hiện nhiệm vụ có
ý nghĩa “thức tỉnh hồn nước” là Phạm Văn
Tráng và Nguyễn Khắc Cần.
Ông Phạm Văn Tráng, sinh năm 1885,
bí danh Nguyễn Thế Trung, người quê Bát
Tràng, nhưng thuở nhỏ sống tại phố Hàng
Nâu (Nam Định) và lớn lên ông có thời gian
dạy học tại làng Hành Thiện. Ông thường
tâm sự với mọi người: “Người Pháp vẫn
là kẻ thù của ta, những đứa nịnh Pháp hại
người là kẻ thù đáng ghét hơn nữa”. Năm
1907, ông hoạt động trong phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục và sau đó,
khi phong trào bị thực dân đàn áp, bắt bớ, ông trốn sang Trung Quốc và
gia nhập Việt Nam Quang phục Hội. Nhân đây cũng xin cung cấp cho
bạn đọc một chi tiết: Người sẽ nhận bản án tử hình là tuần phủ Thái Bình
Nguyễn Duy Hàn! Y được thực dân Pháp thưởng huân chương Bắc đẩu
bội tinh vì có công làm mật thám, bắt bớ và tra tấn tàn nhẫn các chiến
sĩ trong phong trào Đông du. Nhưng ở đời cây độc sinh trái ngọt cũng
là chuyện thường tình. Bởi lẽ, Nguyễn Duy Hàn lại là ông nội của một
nhân vật có tiếng tăm trong lịch sử nước nhà: Nguyễn Thế Truyền! Năm
1910, phó công sứ tỉnh Thái Bình về nghỉ phép thường niên đã đem theo
cậu bé mới mười, cháu đích tôn của quan tuần phủ sang Pháp lo cho ăn
học. Dù vậy, Nguyễn Thế Truyền lại sớm tiếp thu tư tưởng tiến bộ và có
nhiều hoạt động cách mạng trong thập niên 1920 - 1930 tại Pháp, nhưng
đó là chuyện sau này.
Trở về nước, rạng sáng ngày 12/4/1913, Phạm Văn Tráng cùng Phạm
Đệ Quý, người Nam Định sang Thái Bình. Người đồng chí này có nhiệm
vụ cảnh giới để ông thực hiện nhiệm vụ.
Nguyễn Hải Thần
- không hoàn thành nhiệm vụ
của Việt Nam quang phục Hội
năm 1912