DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM - Trang 32

31

TẬP 6: DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM

NGUYỄN HÀNG CHI

Máu tươi tuôn chảy với đồng bào

Từ xưa, người nước ta theo phong tục Hán Đường mà để tóc, cho rằng:

Thân thể phát phu, thụ chi phụ mẫu, bất khả hủy thương”, nghĩa là thân
thể mình và da tóc mình là của cha mẹ cho, không nên hủy hoại nếu
không thì mang tội bất hiếu! Thế nhưng, từ lúc thực dân Pháp xâm lược
nước ta thì quan niệm trên đã thay đổi. Từ ngày mồng 4/2/1888, tại Hà
Nội, ông Querelle người Pháp đến Hà Nội mở hiệu cắt tóc đầu tiên. Hồi
đó, người nước ta phần nhiều để tóc “búi tó” hay cạo trọc, do đó nghề
cắt tóc không phát đạt lắm. Tuy nhiên, vẫn có những nhà nho cấp tiến
do ảnh hưởng Tân thư nên quyết định cắt búi tó trên đầu. Đây là một
hành động dũng cảm để đoạn tuyệt với lối học cũ đã lỗi thời. Những ai
quyết định “Coiffeur” hay “Thế phát” (cắt tóc) lúc đó là những người có
tư tưởng cách mạng quyết liệt - vì phải đối đầu với quan niệm từ ngàn
năm đã ăn sâu trong tâm trí mọi người. Trong số những người đầu tiên
tự nguyện cắt tóc có Nguyễn Hàng Chi. Để thấy đó là một hành động
cách mạng trong thời điểm này, chúng ta có thể đọc lại một tư liệu nói
về chuyện cắt tóc:

“Trưa hôm ấy, chàng thanh niên Lê Văn Thanh về nhà thưa với cha,

là ông Xã Quý, về việc cúp tóc. Ông Xã không chịu. Ông đập bàn, đập
ghế la hét om sòm:

- Con có cha, như cái đầu có tóc. Theo phong tục nước An Nam, con

phải để tóc, ấy là để thờ cha mẹ, ấy là có hiếu. Tao theo sách Thánh hiền
dạy lễ giáo từ xưa tới nay của nước An Nam như thế. Tao đây đã 50 tuổi,
ông nội bà nội của mày đã quá vãng rồi, mà tao còn búi tóc, để giữ đạo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.