36
BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM
- Thi mà chi, đỗ cũng chi, ngoảnh lại mà xem, trên dưới hai mươi triệu Lạc
Hồng chỉ thấy một phường nô lệ.
Tuy không biết ai là người dán câu đối ấy, nhưng khẩu khí ngang tàng
như vậy chỉ có thể là của Nguyễn Hàng Chi mà thôi. Ngay cả trong gia
tộc nếu thấy chuyện trái tai gai mắt anh còn lên tiếng, huống hồ gì là
lên án bọn quan trường.
Trong Địa chí huyện Can Lộc cho biết: “Năm 1908, phong trào biểu
tình chống sưu cao thuế nặng đã nổ ra tại huyện Đại Lộc (Quảng Nam)
rồi lan vào Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và dội ra cả Hà Tĩnh, Nghệ
An.... Tháng 11/1907 nhiều nhà lãnh đạo Hội Duy tân lần lượt bị bắt giam
ở nhà lao Hà Tĩnh, Nguyễn Hàng Chi trở thành người cầm đầu phong
trào chống thuế ở Hà Tĩnh. Nhiều bài vè do anh làm đã được phổ biến
rộng rải:
Dân ta đói rét
Cực khổ trăm bề
Sưu thuế nặng nề
Không gì nuôi sống
Khổ, dân ta nói,
Đói, dân ta kêu
Giảm thuế giảm sưu
Cho dân sống với...
Sau đó Nguyễn Hàng Chi giả làm người bán quế đi nhiều nơi trong
tỉnh liên lạc với Hội Duy tân để phân phát tờ Thông tri do ông soạn
thảo (dịch):
“Đáng yêu thay dân Quảng Nam
Đáng kính thay dân Quảng Nam
Đáng học thay dân Quảng Nam”
Giặc Pháp mượn tiếng bảo hộ, ngược đãi dân ta thật quá lắm. Hàng
năm, nộp thuế xong rồi, mình không còn chiếc áo lành, bụng không được
ăn no, đi nơi khác tìm ăn thì khổ hết chỗ nói. Nếu không một phen đứng
dậy tỏ tình kêu nài thì sưu thuế hẳn còn tăng mãi. Dân ta nhà thì đã có
chín nhà rỗng không, khó lòng gánh chịu được Nếu cứ ngồi mà đợi chết,