34
BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM
Rồi ra kẻ Á người Âu
Rồi ra khắp mặt hoàn cầu như nhau
Ưu thắng liệt bại
Bọn hủ nho còn nhai nhải khéo cùng khôn
Của cha ông gìn giữ thật vuông tròn
Ôi, gấm vóc giang sơn vô hạn hảo
Nọ biển nọ rừng, kìa non kìa đảo
Giờ về ai, ai sầu não, ai tai ương
Hai mươi triệu con dân sống chết há xem thường
Tiếc lề đẹp sao còn thương giấy nát...
Sức hợp quần ta quyết sẽ thành công
Hãy về cắt tóc đi ông....
Anh sinh năm 1885, người làng Đông Thượng, xã Ích Hậu, huyện (Hà
Tĩnh) trong một gia đình Nho học. Dòng họ Nguyễn Chi ở đây vốn có
truyền thống học tập và truyền thống cách mạng. Anh ruột của Nguyễn
Hàng Chi là Nguyễn Hiệt Chi (1780 - 1935), hiệu Mộng Thương, đậu
Đầu xứ rồi đậu tú tài trường Bình Định, bổ ngạch Giáo thụ ở Phan
Thiết, tham gia phong trào Duy Tân, cùng bạn đồng chí sáng lập Công
ty Liên Thành và trường Dục Thanh để tiếp tục hoạt động nên bị thực
dân Pháp bắt giam, là nhà giáo uyên bác nổi tiếng đào tạo nhiều học
trò giỏi và có nhiều đóng góp cho học thuật Việt Nam
(1)
.
Từ thuở nhỏ, Nguyễn Hàng Chi đã nổi tiếng là người hay chữ, được
mọi người yêu mến gọi là cậu Đồ Nam hoặc cậu Nho Tuy. Dù học giỏi
nhưng căm ghét lối văn chương “bát cổ”, anh không đi thi còn làm thơ
cổ động cho việc bỏ thi:
Thi cử làm chi rứa (thế) các thầy
Văn chương không đánh được thằng Tây
Thi không thối lỗ (đánh lùi giặc) đừng ngậm điếc
Phú nỏ (chẳng) chớ học rầy (phiền)
Ông tìm đọc nhiều sách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu và chịu
ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng tư sản phương Tây mới du nhập vào nước
(1)
Cụ Nguyễn Hiệt Chi là cha ruột của giáo sư Nguyễn Đổng Chi.