77
TẬP 6: DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM
nguyện. Vì từ tháng 3/1905, có một sự kiện khiến các trí thức trong nước
rất phấn khởi, đó là thời điểm chấm dứt cuộc chiến tranh Nga - Nhật!
Không ai có thể ngờ rằng, Nhật thắng Nga! Đây là một trong những tác
động khiến các cụ nhà nho cấp tiến của ta bảo nhau:
- Vậy thì Á châu mình có kém gì Âu châu! Nhật Bản chỉ có mấy hòn
đảo chênh vênh ngoài biển mà còn dám đánh nhau với đế quốc Nga đang
là nước hùng cường ở châu Âu. Thế tại sao Việt Nam ta không dám ngóc
đầu dậy đánh đuổi bọn Pháp lang sa?
Nhưng chiến lược đánh Pháp phải tiến hành như thế nào? Tất nhiên
là tùy theo chủ trương của từng tổ chức cách mạng lúc ấy. Đối với
chí sĩ Phan Bội Châu và các đồng chí của cụ như Tiểu La Nguyễn
Hàm, Tăng Bạt Hổ, Kỳ ngoại hầu Cường Để, Đặng Tử Kính, Đặng
Thái Thân... thì phải thành lập Hội Duy tân, tiến hành đường lối bạo
động, khởi nghĩa võ trang. Muốn vậy, thì phải gấp rút bí mật tổ chức
đưa các thanh niên có nhiệt huyết, có lý tưởng cách mạng ra nước
ngoài học tập về quân sự. Từ cuối tháng 7/1905, phong trào Đông du
của Duy Tân hội bắt đầu đưa thanh niên xuất dương sang Nhật. Do
ảnh hưởng từ của những lời kêu gọi thống thiết của cụ Phan từ Nhật
gửi về như Khuyến quốc dân du học văn, Khuyến quốc dân tư trợ du học
văn... các nhà hảo tâm trong nước đã giúp tiền của đưa thanh niên
xuất dương ngày càng nhiều. Dịp
này, hai con trai của cụ Lương Văn
Can là Lương Lập Nham và Lương
Nghị Khanh cũng lên đường thực
hiện ước mơ cháy bỏng của tuổi
thanh xuân. Sang Nhật, Lương Lập
Nham đổi tên Lương Ngọc Quyến,
do là con thứ ba trong gia đình nên
mọi người thường gọi Ba Quyến. Có
thể nói, Lương Ngọc Quyến, Lương
Nghị Khanh, Nguyễn Thức Canh
(tức Trần Trọng Khắc hoặc Trần
Hữu Công) và Trần Điển là bốn học
Lương Ngọc Quyến (1890-1917)