nhiều tác giả
Danh Nhân Đất Việt
Lý Thường Kiệt
Ô ng vốn họ Ngô, tên là Tuấn, người ở làng An Xá, huyện Quảng
Đức (Cơ Xá, Gia Lâm - Hà Nội), con của Sùng Tiết Tướng Ngô An Ngữ.
Về sau, ông theo gia đình sang ngụ ở phường Thái Hòa (Hà Nội).
Bình sinh là người khôi ngô tuấn tú, thông minh, nhanh nhẹn. Người có chí
khí, thích nghề võ.
Hàng ngày, Ngô Tuấn thường luyện cung kiếm bày trận đồ, đêm chong đèn
đọc binh pháp. Ông chóng thành tài và liên tiếp được thăng chức.
Năm 20 tuổi, Ngô Tuấn được đưa vào làm hoạn quan trong cung vua, 22
tuổi giữ chức "Hoàng môn chi hậu" trong quân túc vệ... Khi vua Lý Thánh
Tông lên ngôi, Ngô Tuấn được rời khỏi những chức vụ trong nội cung và
đưa ra giúp việc nhà vua tại triều đình. Ông được phong là Thái bảo, cầm
"tiết việt", đi thanh tra các quan ở vùng Thanh - Nghệ.
Năm 1069 Thánh Tông đi đánh Champa để yên mặt phía nam. Ông được
cử làm tướng tiên phong, lập công lớn, vua phong Phụ quốc Thái úy, tước
Khai quốc công và ban cho họ Lý (do đó có tên Lý Thường Kiệt).
Lúc bấy giờ ở Trung Hoa, nhà Tống gặp nhiều rối ren, Tể tướng Vương An
Thạch đưa ra nhiều cải cách nhưng không có kết quả. Vua tôi nhà Tống
mong tìm lối thoát bằng cách xâm lược Đại Việt. Khi nhà Tống chuẩn bị
xâm lược nước Việt, lúc hội đàm với các đại thần, ông là người đầu tiên
trong lịch sử dân tộc dám đề ra: "Ngồi yên đợi giặc sao bằng đem quân
đánh trước để chặn các mũi nhọn của giặc". Đó là cơ sở của chiến lược
"Tiên phát chế nhân" (ra tay trước, chế ngự địch). Ông nhìn xa trông rộng,
lập lại khối đoàn kết trong triều, đề nghị Linh Nhân Thái hậu cho gọi Lý
Đạo Thành về trao chức Thái phó, cùng bàn việc giữ nước. Bên trong giữ
yên nội trị chuẩn bị kháng chiến chống ngoại bang.
Năm 1075 ông đem 10 vạn quân chia làm hai đạo đánh sang đất nhà Tống.
Đạo quân thứ nhất do phó tướng Tôn Đản chỉ huy, gồm quân của các vùng
dân tộc do Thân Cảnh Phúc, Vi Thư An, Hoàng Kim Mãn... dẫn đầu, đánh