DANH NHÂN ĐẤT VIỆT - Trang 38

hoàng thái hậu. ỷ Lan vừa giúp coi triều chính, vừa làm nhiệm vụ bà mẹ
dạy dỗ con. Trong khi vua còn thơ ấu, ỷ Lan điều khiển cả quốc gia, cùng
tể tướng Lý Thường Kiệt chủ trương đánh quân Tống xâm lược. Hai lần
quân Tống đến (1075, 1077) vua Lý Nhân Tông chưa quá 10 tuổi, ỷ Lan đã
cùng Thái sư Lý Đạo Thành lo việc binh lương chuyển ra tiền tuyến. Trong
lúc Tổ quốc lâm nguy ỷ Lan đã cùng Lý Thường Kiệt giữ vững giang sơn,
xã tắc; công ấy đời sau còn nhắc mãi.
ỷ Lan xuất thân là một thôn nữ, nên hiểu thấu những khổ đau của người
phụ nữ nông dân vì nghèo khổ phải đem thân gán nợ cho nhà giàu, bà cho
xuất của trong kho chuộc về, và xây dựng chồng con hạnh phúc cho họ. Về
việc này Ngô Sĩ Liên đã có lời bàn: "Con gái nghèo đến nỗi phải đợ mình
làm mướn, con trai nghèo đến nỗi không vợ đó là cùng dân của thiên hạ.
Thái hậu (tức ỷ Lan) đổi mệnh cho họ cũng là việc nhân chính vậy!". ỷ Lan
không những sửa sang việc quốc chính, tăng cường quân đội, bố phòng,
chăm lo việc mở mang dân trí, việc thi cử học hành và còn ban hành nhiều
điều ích quốc lợi dân. ỷ Lan còn khuyên vua làm điều thiện, trị điều ác. Bà
hiểu những gian nan của nông dân khi việc nông trang cày bừa không có
trâu cày. ỷ Lan bảo vua phạt tội nặng những kẻ trộm trâu và giết trâu bừa
bãi; có lần bà đã nói với vua: "Gần đây người kinh thành và làng ấp đã có
kẻ trốn đi chuyên nghề trộm trâu. Nông dân cùng quẫn. Mấy nhà phải cày
chung một trâu. Trước đây, ta đã từng mách việc ấy, và nhà nước đã ra lệnh
cấm. Nhưng nay việc giết trâu lại có nhiều hơn trước". Nhân Tông bèn ra
lệnh phạt rất nặng những người trộm và giết trâu, phạt cả vợ con và hàng
xóm vì tội không tố giác.
Sống trong lầu son, gác tía mà lúc nào ỷ Lan cũng không quên đến người
nghèo, ỷ Lan vẫn chăm sóc đến đời sống cùng cực của nông dân lao động.
Cũng như Lý Thánh Tông, ỷ Lan thường phát chẩn thóc lúa cho kẻ nghèo.
Bà sùng đạo Phật, ưa làm việc từ thiện lập nhiều đình chùa.
Bà thường lui tới các đình chùa, trao đổi với các tăng ni thuyết giáo đạo
Phật. Năm 1096, bà bày cỗ chay ở chùa Khai Quốc (tức sau là chùa Trấn
Quốc ở Thăng Long) thết các sư. Tiệc xong, bà ngồi kê cứu đạo Phật với
các vị sư già học rộng. Bà hỏi về nguồn gốc đạo Phật ở các nước và ở ta.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.