nhiều tác giả
Danh Nhân Đất Việt
Hoàng Thái Hậu ỷ Lan
Ỷ Lan - có thuyết cho rằng tên thật của bà là Lê Thị Yến Loan - là một cô
gái hái dâu, chăn tằm ở ngoại thành Thăng Long thời Lý. ỷ Lan ra đời ở
làng Thổ Lỗi (làng Sủi sau đổi là Siêu Loại, nay là xã Dương Xá, huyện
Gia Lâm - Hà Nội) - năm nào không rõ, sử sách chỉ ghi lờ mờ: bà mất ở
kinh thành Thăng Long vào năm 1117 - trên dưới 70 tuổi - thời Lý Nhân
Tông. Sách Mộng khê bút đàm của Thẩm Hoạt có chép "Nhật Tôn (tức Lý
Thánh Tông) mất, Càn Đức (Lý Nhân Tông) lên, dùng quan là Lý Thượng
Cát (Lý Thường Kiệt) và mẹ là thái phi Lê Thị Yến Loan cùng coi việc
nước".
Câu chuyện Yến Loan vào cung vua Lý, đó là một giai thoại người người
đều nghe, đều biết.
Thuở ấy vào năm Quý Mão (1063) Lý Thánh Tông đã đến bốn mươi tuổi.
Vua chưa có con trai để truyền ngôi báu, đêm ngày triều thần lo ngại. Vua
bèn thân hành đi cầu tự khắp các chùa chiền, miếu mạo nhưng không hiệu
nghiệm, Lý Thánh Tông lo lắng cho triều đình nhà Lý và xã tắc Đại Việt.
Một sớm mùa xuân, vua về viếng thăm chùa Dâu (tổng Dương quang phủ
Thuận Thành) dân làng mở hội nghênh giá. Thánh Tông hoàng đế cùng hòa
vào dân chúng trong hội làng đông vui. Trai gái, già trẻ các làng đều ra
rước vua. Đoàn xa giá của vua đi đến đâu, các làng lân cận nô nức, đổ xô
về phía ấy. Duy chỉ cô thôn nữ xinh đẹp của làng Sủi vẫn điềm nhiên hái
dâu, xem việc ngự giá của vua không có quan hệ gì đến mình. Cô gái vẫn
miệt mài bên bãi dâu, mặc cho đoàn ngự diễu qua. Lý Thánh Tông lấy làm
lạ, bèn cho đòi người con gái có vẻ "kiêu căng" đang đứng bên nương dâu
kề gốc lan ấy đến trước kiệu rồng để hỏi. Cô gái ung dung nhẹ nhàng tới
quỳ tâu: Thiếp là con nhà nghèo hèn, phải làm lụng đầu tắt mặt tối, phụng
dưỡng cha mẹ có đâu dám mong đi xem rước và nhìn mặt rồng".
Vua thấy cô gái ăn mặc quê mùa, nhưng cử chỉ đoan trang dịu dàng, lời lời
phong nhã, đối đáp phân minh, lễ nghĩa khác hẳn những người con gái mà