nghị hòa, mở đường thoát cho giặc: Quách Quỳ đồng ý và vội vã rút quân
về. Quân Việt bám sát giặc và chiếm lại những vùng đất đã mất. Sau chiến
thắng, Lý Thường Kiệt lo việc nội trị, tu bổ đê điều, đường sá, sửa đổi bộ
máy hành chính trong cả nước. Vua Lý nhận ông làm em nuôi và cử ông
trông coi châu ái.
Những năm cuối đời, ông còn cầm quân đi đánh Lý Giác ở Diễn Châu
(1103), dẹp giặc Chiêm quấy nhiễu ở Bố Chính (1104), tổ chức lại bộ máy
quân đội, duyệt đổi các đơn vị từ cấm binh đến dân binh.
Với công lao hiển hách của mình, Lý Thường Kiệt từng được cả triều đình
nhà Lý quý trọng. Ngay lúc ông còn sống, Lý Nhân Tông đã cho làm bài
hát để tán dương công trạng. Ông được lịch sử ghi nhận là anh hùng kiệt
xuất, một con người hiến dâng cả tâm hồn sức lực cho sự nghiệp độc lập
của Tổ quốc ở buổi đầu thời tự chủ. Tài năng quân sự kiệt xuất của ông làm
kẻ thù khiếp phục.
Theo Lê Quý Đôn, chính sử Tống phải thừa nhận: binh pháp "đánh đâu
thắng đấy" của nhà Lý đã được Sái Diên Khánh nhà Tống mô phỏng và
được Tống Thần Tông "cho là phải".
Phó tiến sĩ: Văn Khuê