nhiều tác giả
Danh Nhân Đất Việt
Tuệ Tĩnh
người mở đầu nền y dược cổ truyền dân tộc
N
ếu những kết quả nghiên cứu văn học, ngôn ngữ học Việt Nam sau
này không đưa thêm bằng chứng gì mới thì truyền thuyết địa phương và
những công trình nghiên cứu chuyên môn khác cho phép khẳng định Tuệ
Tĩnh là một nhân vật đời Trần. Ông chính tên là Nguyễn Bá Tĩnh, quê ở
làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thái, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng (tỉnh
Hải Dương ngày nay).
Mồ côi cha mẹ từ lúc 6 tuổi, Nguyễn Bá Tĩnh được các nhà sư chùa Hải
Triều và chùa Giao Thủy nuôi cho ăn học. Năm 22 tuổi, ông đậu Thái học
sinh dưới triều vua Trần Dụ Tông, nhưng không ra làm quan mà ở lại chùa
đi tu lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Những ngày đi tu cũng là những ngày ông
chuyên học thuốc, làm thuốc, chữa bệnh cứu người.
Năm 55 tuổi (1385), Tuệ Tĩnh bị đưa đi cống cho triều đình nhà Minh.
Sang Trung Quốc, ông vẫn làm thuốc, nổi tiếng, được vua Minh phong là
Đại y Thiền sư, mất ở bên ấy, không rõ năm nào. Bia văn chỉ làng Nghĩa
Phú (do Nguyễn Danh Nho soạn năm 1697) cùng các tư liệu khác ở địa
phương đều ghi như vậy.
Những năm ở trong nước, Tuệ Tĩnh đã chăm chú nghề thuốc: trồng cây
thuốc, sưu tầm kinh nghiệm chữa bệnh trong dân gian, huấn luyện y học
cho các tăng đồ. Ông đã tổng hợp y dược dân tộc cổ truyền trong bộ sách
giá trị là bộ Nam dược thần hiệu chia làm 10 khoa. Đặc biệt, ông có bộ
Hồng Nghĩa tư giác y thư (2 quyển) biên soạn bằng quốc âm, trong đó có
bản thảo 500 vị thuốc nam, viết bằng thơ Đường luật (nôm), và bài Phú
thuốc Nam 630 vị cũng dùng quốc ngữ. Thơ văn Nôm đời Trần rất hiếm,
nếu quả thực đó là tác phẩm của ông thì Tuệ Tĩnh không những có vị trí
trong lịch sử y học mà cả trong lịch sử văn học nữa.
Từ bao đời nay, giới y học Việt Nam và nhân dân đều công nhận Tuệ Tĩnh
có công lao to lớn trong việc xây dựng một quan điểm y học độc lập, tự