chủ, sát với thực tế Việt Nam. Câu nói của ông: "Thuốc Nam Việt chữa
người Nam Việt" biểu hiện sự nhận thức sâu sắc về quan hệ giữa con người
và sinh cảnh, đồng thời cũng tiêu biểu cho ý thức độc lập tự chủ. Ngay
trong việc nghiên cứu dược liệu, ông cũng không chịu phụ thuộc vào cách
sắp xếp của những sách nước ngoài. Chẳng hạn, ông không đưa kim, mộc,
thủy, hỏa, thổ lên đầu mà xếp các cây cỏ trước tiên. Ông cũng phê phán tư
tưởng dị đoan của những người chỉ tin vào phù chú mà không tin thuốc.
Ông đã nêu ra nhiều phương pháp khác nhau để chữa bệnh như: châm,
chích, chườm, bóp, xoa, ăn, uống, hơ, xông,v.v.
Tuệ Tĩnh đã không dừng lại ở vị trí một thầy thuốc chữa bệnh, ông còn tự
mình truyền bá phương pháp vệ sinh, tổ chức cơ sở chữa bệnh trong nhà
chùa và trong làng xóm. Có tài liệu cho biết, trong 30 năm hoạt động ở
nông thôn, Tuệ Tĩnh đã xây dựng 24 ngôi chùa, biến các chùa này thành y
xá chữa bệnh. Ông tập hợp nhiều y án: 182 chứng bệnh được chữa bằng
3.873 phương thuốc. Ông cũng luôn luôn nhắc nhở mọi người chú ý
nguyên nhân gây bệnh, tìm biện pháp phòng bệnh tích cực. Tuệ Tĩnh nhấn
mạnh tác dụng việc rèn luyện thân thể và sinh hoạt điều độ. Ông nêu
phương pháp dưỡng sinh tóm tắt trong 14 chữ:
Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần.
Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình.
Tuệ Tĩnh còn tập hợp những bài thuốc chữa bệnh cho gia súc. Có thể nói,
ông đã góp phần đặt cơ sở cho ngành thú y dân tộc.
Nhiều thế kỷ qua, Tuệ Tĩnh được tôn là vị thánh thuốc Việt Nam. Tại Hải
Dương, còn đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ, ở chùa Hải Triều làng
Yên Trung, nay là chùa Giám, xã Cẩm Sơn, huyện Cầm Giàng, có tượng
Tuệ Tĩnh. Câu đối thờ ông ở đền Bia viết, dịch nghĩa như sau:
Mở rộng phương Tiên, công tế thế cao bằng Thái lĩnh
Sống nhờ của Phật, ơn cứu người rộng tựa Cẩm Giang.
Giáo sư vũ ngọc khánh - đỗ thị hảo