nhiều tác giả
Danh Nhân Đất Việt
Nhà cải cách
Hồ Quý Ly
Ô
ng có hai người cô đều được vua Trần Minh Tông lấy làm cung phi
và đều trở thành mẹ nhà vua Trần, do đó ông sớm được đưa vào triều đình.
Ban đầu, vua Trần Dụ Tông cho ông làm Trưởng cục Chi hậu (1371), đến
vua Trần Nghệ Tông đưa lên làm Khu mật đại sứ, lại gả con gái là công
chúa Huy Ninh.
Ông là người có nhiều năng lực về chính trị, kinh tế, văn hóa.
Làm việc trong hoàn cảnh nhà Trần đã suy yếu cực độ, đất nước nghiêng
ngả, nhân dân cực khổ, ông không chịu nổi. Ông được cử giữ chức cao nhất
trong triều. Năm 1395 Thượng hoàng Trần Nghệ Tông chết, ông được cử
làm Phụ chính Thái sư, tước Trung tuyên Vệ quốc Đại vương, nắm trọn
quyền hành trong nước.
Năm 1400, ông truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ, chấn chỉnh bộ máy
quan lại.
Chưa được một năm, Hồ Quý Ly theo cách nhà Trần, nhường ngôi cho con
là Hồ Hán Thương, làm Thái Thượng Hoàng.
Hồ Quý Ly là vị vua Việt Nam đầu tiên quyết định dùng chữ Nôm để chấn
hưng nền văn hóa dân tộc, cho dịch các kinh, thư, thi. Chính ông đã biên
tập thiên "vô dật" để dạy cho con cái nhà quan và soạn ra 14 thiên Minh
đạo dâng lên Trần Nghệ Tông khi trước.
Về mặt xã hội, ông thiết lập sở "Quản tế" (như ty y tế ngày nay). ở các lộ,
ông đều lập một kho lúa gọi là "Thường bình", lấy tiền công mua lúa trữ
vào, phòng những năm mất mùa đem bán rẻ cho dân chúng.
Ông thực thi lại chính sách phân phối ruộng đất, quy định trong nước chỉ
trừ đại vương và trưởng công chúa, còn không người nào được phép có quá
10 mẫu ruộng. Số ruộng thừa phải nộp lại cho Nhà nước. Ông còn hạn chế
số nô tỳ trong các nhà quyền quý, các gia đình phải tùy theo thứ bậc mà
nuôi tôi tớ nhiều hay ít, không được quá số quy định.