đức của ông như sau: "Tương truyền khi Chu Văn An mở trường dạy học ở
quê nhà, có nhiều học trò tìm đến theo học. Trong số này có một người
sáng nào cũng đến thật sớm nghe giảng. Thầy dạy khen là chăm chỉ nhưng
không rõ tông tích ở đâu. ông bèn cho người dò xem thì cứ đến khu đầm
Đại (khu đầm lớn hình vành khuyên, nằm giữa các làng Đại Từ , Tứ Kỳ,
Huỳnh Cung) thì biến mất. Ông biết là thần nước. Gặp lúc đại hạn kéo dài,
giảng bài xong ông tụ tập các trò lại hỏi xem ai có tài thì làm mưa giúp dân,
giúp thầy. Người học trò kỳ lạ trước có vẻ ngần ngại, sau đứng ra xin nhận
và nói với thầy: "Con vâng lời thầy là trái lệnh Thiên đình, nhưng con cứ
làm để giúp dân. Mai kia nếu có chuyện gì không hay, mong thầy chu toàn
cho". Sau đó người này ra giữa sân lấy nghiên mài mực, ngửa mặt lên trời
khấn và lấy bút thấm mực vẩy ra khắp nơi. Vẩy gần hết mực, lại tung cả
nghiên lẫn bút lên trời. Lập tức mây đen kéo đến, trời đổ mưa một trận rất
lớn. Đêm hôm ấy có tiếng sét và đến sáng thấy có thây thuồng luồng nổi
lên ở đầm. Chu Văn An được tin khóc thương luyến tiếc rồi sai học trò làm
lễ an táng, nhân dân các làng lân cận cũng đến giúp sức và sau nhớ công ơn
bèn lập đền thờ. Nay vẫn còn dấu vết mộ thần. Theo truyền thuyết, chỗ
nghiên mực bị ném rơi xuống đã biến thành đầm nước lúc nào cũng đen,
nên thành tên là Đầm Mực. Quản bút rơi xuống làng Tả Thanh Oai biến
làng này thành một làng văn học quê hương của Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì
Nhậm, v.v... Trong đền thờ thần còn đôi câu đối khá tiêu biểu ghi lại sự tích
này.
Mặc nghiễn khởi tường vân, nhất bút lực hồi thiên tự thuận.
Chu đình lưu hóa vũ, thiên trù vọng thiếp địa phồn khô.
( Mây lành từ nghiên mực bay lên, một ngọn bút ra công trời thuận theo lẽ
phải.
Mưa tốt giữa sân son đổ xuống, nghìn cánh đồng đội nước, đất nẻ trổ mùa
hoa).
(Chu đình có hai nghĩa: sân son và sân họ Chu, chỉ Chu Văn An).
Câu chuyện trên đây chỉ là một giai thoại về Chu Văn An để nói rằng tài