chế của quốc công Trần Quốc Tuấn, ông xông pha trận mạc khắp nơi, hết
Nghệ An ra Thăng Long, lại đi các trấn phía bắc... cho đến ngày toàn thắng.
Cái tấm lòng hăng hái bất kỳ việc gì cũng không từ nan, cũng thung dung
nhận lấy và làm hết mình đó, Trần Quang Khải giữ được cho mãi đến già.
Và cái nét dung dị mà khoáng đạt, hào hùng trong con người ông cũng vậy,
vẫn là một cốt tính đặc sắc làm trẻ trung mãi ngòi bút của nhà thơ. Bài thơ
Cảm xuân có lẽ làm ít lâu trước lúc mất là biểu hiện kết hợp cả hai mặt
khoáng đạt và hăng hái nói trên.
Vũ bạch phì mai tế nhược ti,
Bế môn ngột ngột tọa thư si.
Bán phần xuân sắc nhàn sai quá,
Ngũ thập suy ông dĩ tự tri.
Cố quốc tâm tùy phi điểu quyện,
Ân ba hải khoát túng lân trì.
Sinh bình đởm khí luân khuân tại,
Giải đảo đông phong phú nhất thi.
(Cảm xuân, I)
(Lâm râm mưa bụi gội hoa mai,
Khép chặt phòng thơ ngất ngưởng ngồi.
Già nửa phần xuân cam bỏ uổng,
Tới năm chục tuổi biết suy rồi.
Mơ màng nước cũ chim bay mỏi,
Khơi thẳm nguồn ân, cá khó bơi.
Đảm khí ngày nào rày vẫn đó,
Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi!)
(Ngô Tất Tố dịch)
Bài thơ gợi một cảm xúc thực man mác, bâng khuâng! Trước mặt người
đọc hiện ra hai con người: một người thơ và một anh hùng. Người thơ ngồi
lặng trong phòng như si như ngây, suy tưởng mênh mang về đất nước, về
tuổi trẻ và những tháng năm đã trôi vào dĩ vãng; còn người anh hùng thì
luôn luôn tỉnh táo, nghiêm trang canh giữ xã tắc trong bao nhiêu năm
không lúc nào lơi lỏng, và vẫn chờ đợi với tấm lòng hăng hái những nhiệm