DANH NHÂN ĐẤT VIỆT - Trang 52

trước trừ nội phản sau diệt ngoại xâm đã được thực hiện.
Ngô Quyền vào thành, hợp các tướng tá, bàn rằng: "Hoằng Tháo là một đứa
trẻ dại, đem quân từ xa đến, quân lính mỏi mệt, lại nghe được tin Công
Tiễn đã bị giết chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi.
Quân ta sức còn mạnh, địch với quân mỏi mệt, tất phá được!
"Song chúng có lợi ở thuyền, nếu ta không phòng trước thì chuyện được
thua cũng chưa thể biết được!
"Nếu ta sai người đem cọc lớn đóng ngầm ở cửa biển trước, vạt nhọn đầu
mà bịt sắt, thuyền của chúng nhân khi nước triều lên, tiến vào bên trong
hàng cọc, bấy giờ ta sẽ dễ bề chế ngự. Không kế gì hay hơn kế ấy cả. (*)
Chư tướng đều phục kế sách ấy là tuyệt vời.
Phán đoán đúng con đường tiến quân của địch: Ngô Quyền - người được
nhà sử học Lê Văn Hưu ngợi ca là "mưu giỏi mà đánh cũng giỏi" - đã chủ
trương bố trí một trận địa cọc ở cửa sông Bạch Đằng, rồi nhân khi nước
triều lên, nhử thuyền địch tiến vào bên trong hàng cọc và tập trung lực
lượng tiêu diệt địch bằng một trận quyết chiến nhanh, gọn, triệt để.
Sau khi diệt trừ xong bọn Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền và bộ chỉ huy kéo
quân về vùng ven biển Đông Bắc chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán. Thần
tích và truyền thuyết dân gian các làng thuộc xã Nam Hải, Đằng Hải đều
nói rõ từ Bình Kiều. Hạ Đoạn tới Lương Khê (thuộc An Hải, Hải Phòng) là
khu vực đóng quân của Ngô Quyền. Hơn 30 đền miếu thờ Ngô Quyền và
các tướng phá giặc Nam Hán đã được phát hiện, đều phân bố tập trung ở
vùng hạ lưu sông Bạch Đằng. Đồn trại của Ngô Quyền đóng tại các thôn
Lương Xâm (An Hải, Hải Phòng), Gia Viên (nội thành Hải Phòng) **
Trước mưu đồ xâm lược trở lại của phong kiến Trung Quốc, ngọn cờ cứu
nước của Ngô Quyền trở thành ngọn cờ đoàn kết của cả dân tộc. Đội quân
Ngô Quyền, từ một đội binh ái Châu đã nhanh chóng trở thành một đội
quân dân tộc. Truyền thuyết dân gian còn ghi nhớ chuyện 38 chàng trai
làng Gia Viễn (Hải Phòng) do Nguyễn Tất Tố và Đào Nhuận dẫn đầu, đã tự
vũ trang, xin theo Ngô Quyền phá giặc. Trai tráng các làng Lâm Động
(Thủy Nguyên, Hải Phòng), Đằng Châu (Kim Động, Hải Hưng), người
mang vũ khí, kẻ mang chiến thuyền, tìm đến cửa quân xin diệt giặc. Ba anh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.