Quyền là phen nàykhông phải chỉ đánh bại quân giặc mà còn phải tiêu diệt
toàn bộ quân giặc, đập tan mộng tưởng xâm lăng của triều đình Nam Hán.
Cuối năm 938, cuộc kháng chiến chống xâm lược Nam Hán lần thứ hai của
quân dân Việt đã giành được thắng lợi hết sức oanh liệt.
Cả một đoàn binh thuyền lớn của giặc vừa vượt biển tiến vào mạn sông
Bạch Đằng đã được nhử ào thế trận đã bày sẵn và bị tiêu diệt gọn trong một
thời gian rất ngắn. Toàn bộ chiến thuyền của giặc bị đánh đắm, hầu hết
quân giặc bị tiêu diệt. Chủ soái của giặc là Lưu Hoằng Tháo cũng bị giết tại
trận.
Chiến thắng Bạch Đằng có những nét rất độc đáo và giữ một vị trí trọng đại
trong lịch sử dân tộc.
Chiến thắng Bạch Đằng diễn ra nhanh, gọn, triệt để đến mức độ vua Nam
Hán đang đóng quân ở sát biên giới mà không sao kịp tiếp ứng. Nghe tin
quá bất ngờ và kinh hoàng, chúa Nam Hán đành thương khóc thu nhặt tàn
quân quay về nước. Y bèn hạ đổ tội cho Trước tác Tá Lang hầu Dung "làm
cho khí thế quân binh không phấn chấn lên được". Lúc này Dung đã chết,
chúa Nam Hán tàn bạo sai quật mả, phơi thây Dung để trả thù!
Sau chiến thắng chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc Ngô Quyền bắt tay xây
dựng quốc gia. Ngô Quyền xưng vương, bãi bỏ chức Tiết độ sứ, định đô ở
Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Ông đặt ra chức quan văn, võ, nghi lễ trong
triều. Nhưng đáng tiếc thời gian tại ngôi của ông thật ngắn ngủi, chỉ được 6
năm (939-944).
Ông mất ngày 18 tháng Giêng năm Giáp Thìn, thọ 47 tuổi.
Ngợi ca Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng, nhà sử học Lê Văn Hưu
viết trong "Đại Việt sử ký toàn thư":
"Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của đất Việt ta mà phá được
trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người
phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một cơn giận mà yên
được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy".
------------------
* Đại Việt sử ký toàn thư, Ngoại kỷ.q.5