Châu là Nguyễn Hán, từ 2 phía bắc nam Giao Châu cùng tiến đánh nghĩa
quân Lý Bí. Cuộc phản kích này của giặc Lương đã hoàn toàn thất bại.
Nghĩa quân thắng lớn và nắm quyền làm chủ đất nước. Từ đồng bằng Bắc
Bộ, Lý Bí đã kiểm soát được tới vùng Đức Châu (Hà Tĩnh) ở phía nam và
vùng bán đảo Hợp Phố ở phía bắc.
Thua đau, vua Lương lại sai thứ sử Cao Châu là Tôn Quýnh, thứ sử Tân
Châu là Lư Tử Hùng điều khiển binh mã đi đánh Lý Bí vào mùa đông năm
ấy. Bọn này dùng dằng không chịu tiến quân, lấy cớ mùa xuân lam chướng,
xin đợi mùa thu hẵng khởi binh song vẫn bất đắc dĩ phải động binh (tháng 1
năm 543).
Chủ động đánh giặc, nghĩa quân Lý Bí tổ chức một trận tiêu diệt lớn ngay
trên miền cực bắc Châu Giao. Cuộc chiến diễn ra ở Hợp Phố. Quân giặc, 10
phần chết tới 7,8 phần, bọn sống sót đều tan vỡ cả, tướng sĩ ngăn cấm cũng
không được. Bọn Tôn Quýnh, Lư Tử Hùng phải dẫn tàn binh quay về
Quảng Châu. Tiêu Tư dâng tờ khải về triều, vu cho Tôn Quýnh, Tử Hùng
"giao thông với giặc, dùng dằng không tiến quân". Thấy quân lính bị thiệt
hại quá nặng, Lương Vũ Đế xuống chiếu bắt cả 2 tên tướng cầm đầu bị tội
chết ở Quảng Châu.
Sau những thắng lợi cả hai chiến trường biên giới Bắc, Nam. Mùa Xuân,
tháng Giêng theo lịch Trăng (2-544), Lý Bí dựng lên một nước mới, với
quốc hiệu Vạn Xuân, đóng đô ở miền cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Sử cũ
(Đại Việt sử ký) đã bình luận rằng, với quốc hiệu mới, người đứng đầu nhà
nước Vạn Xuân có "ý mong xã tắc được bền vững muôn đời"
Lý Bí là người Việt Nam đầu tiên tự xưng hoàng đế, Việt đế theo sử Bắc
(Tự trị thông giám) hay Nam đế theo sử Nam. Và bãi bỏ chính sóc (lịch)
của Trung Quốc, ông cũng đặt cho Vạn Xuân và triều đại mới một niên
hiệu riêng, Đại Đức theo sử Bắc hay Thiên Đức theo sử Nam (Thiên Đức
phải hơn, vì khảo cổ học đã tìm thấy những đồng tiền Thiên Đức đúc thời
Lý Nam Đế).
Xưng đế, định niên hiệu riêng, đúc tiền riêng, lấy Nam đối chọi với Bắc,
lấy Việt đối sánh với Hoa, những điều đó nói lên sự trưởng thành của ý
thức dân tộc, lòng tự tin vững chắc ở khả năng tự mình vươn lên, phát triển