nhiều tác giả
Danh Nhân Đất Việt
Ngô Thì Sĩ
một tài năng và nhân cách cao đẹp
T
rên vách đá động Nhị Thanh tại làng Vĩnh Trại, huyện Thoát Lãng
thuộc tỉnh lỵ Lạng Sơn (cũ), hiện còn bức phù điêu khắc đá, tạc hình một
ông già ngôi, bên dưới khắc bài văn "tự tán":
"
Người là ai? khăn áo đạo sĩ, nét mặt nhà nho,
Thân cao bốn thước, lưng nhỏ ba chét tay,
Râu thưa, tóc mai trĩu, má hóp, lưỡng quyền gầy.
Há không chốn tiêu dao mà làm tổ trong hang này?
Văn dốt vũ dát, chính sự độn, việc "hành chỉ" tuềnh toàng, không một nét
đáng ghi lại.
Duy tính ưa suối đá, mà chí khí ở nơi hồ biển,
Được hang động này thật thích hợp, để gìn giữ cái tuổi già lều lảo của
ta..."
Đó là chân dung thực của Ngô Thì Sĩ và cũng là những lời ông bộc bạch về
con người mình - chỗ hay cũng như chỗ dở. Ông sinh ngày 15-10-1726, có
hiệu là Ngọ Phong, quê làng Tả Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh
Hà Tây). Gia đình Ngô Thì Sĩ nổi tiếng thi thư. Ông nội là Ngô Trân, cha là
Ngô Thì ức, em là Ngô Thì Đạo đều có tài văn học.
Thuở nhỏ, vì cha mất sớm, Ngô Thì Sĩ được ông nội chăm sóc dạy dỗ. Ông
học giỏi, nhưng thi cử lận đận, vì những ý tứ mới lạ và văn chương phóng
khoáng của ông không hợp với các quan trường. Tiếng tăm ông lừng lẫy
càng làm cho người ta thành kiến. ở các kỳ thi Hội, người chấm cứ tìm các
bài văn đoán là văn Ngô Thì Sĩ để đáng hỏng. Chúa Trịnh biết việc này, đã
cách chức một khảo quan là Trần Tổ (1752), nhưng thành kiến của quan
trường vẫn không thay đổi. Đến năm 1766, Ngô Thì Sĩ mới đỗ được Hoàng
Giáp. Ông liên tiếp làm quan ở nhiều nơi: Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ
An, rồi cuối cùng là Đốc trấn ở Lạng Sơn, mất tại nhiệm sở ngày 22-10-