độc lập một cách khôn khéo mà vững chắc.
Hơn sáu mươi di thảo của Nguyễn Trường Tộ đã sưu tầm được, bàn về
nhiều phương diện:
- Về mặt kinh tế, Nguyễn Trường Tộ vạch ra đường lối làm cho "nước giàu
mà dân cũng giàu". Ông khuyên triều đình ra sức mở mang nghề nghiệp,
học cách làm ăn của các nước văn minh Tây Âu, tránh bế quan tỏa cảng,
mời các công ty kinh doanh nước ngoài đến giúp Việt Nam khai thác tài lợi
để có thêm của cải và học cho được kỹ thuật cũng như cách làm ăn tiên tiến
của họ. Có như vậy mới giữ được độc lập trong tư thế làm chủ đón khách...
(xem Dụ tài tế cấp bẩm từ).
- Về mặt văn hóa - xã hội, Nguyễn Trường Tộ khuyên triều đình tìm mọi
cách nâng cao văn hóa đất nước theo hướng coi trọng khoa học - kỹ thuật,
để sớm nâng cao đời sống của nhân dân. Ông phê phán tình trạng kinh đô
Huế luộm thuộm, mất vệ sinh, công thự dột nát, lương bổng quan lại quá ít
ỏi,v.v... Ông nêu hàng loạt vấn đề quan trọng như: nên sáp nhập các tỉnh để
giảm bớt số quan lại và có điều kiện tăng lương cho quan lại nhằm giảm tệ
tham nhũng, khuyến khích tính liêm khiết; đề nghị sửa đổi chính sách thuế,
đánh thuế nhà giàu nặng hơn nhà nghèo, đánh mạnh vào xa xỉ phẩm, mặt
khác không nên cấm dân dùng đồ đẹp, đồ sang khiến cho văn vật ngày càng
kém, áo xiêm ngày càng tồi; đề nghị sửa đổi chế độ thi cử, chú trọng bồi
dưỡng nhân tài về nhiều mặt, thành lập các môn học thực dụng, dùng quốc
âm trong công văn thay cho chữ Hán, lập địa đồ quốc gia và các tỉnh, kiểm
kê dân số, lập trại tế bần, viện dục anh (nhà trẻ), v.v... (xem Điều trần về cải
cách phong tục, Học tập bồi dưỡng nhân tài, Tế cấp bát điếu...).
- Về mặt ngoại giao, Nguyễn Trường Tộ phân tích cho triều đình thấy rõ
cục diện chính trị trên toàn thế giới, để biết ứng xử một cách linh hoạt (xem
Thiên hạ đại thế luận). Ông chỉ ra những mâu thuẫn giữa Pháp với Anh và
Tây Ban Nha và khuyên triều đình nên chủ động mở rộng bang giao với
nhiều nước, nhất là với nước Anh, để chế ngự bớt tham vọng và khả năng
xâm lược của Pháp. Khi nước Pháp có sự biến lớn năm 1870 - 1871, vua
Napoléon III mất ngôi, chế độ cộng hòa Pháp phục hồi, Nguyễn Trường Tộ
nêu một loạt kiến nghị, hướng dẫn triều đình xúc tiến ngoại giao trực tiếp