nhiều tác giả
Danh Nhân Đất Việt
Nguyễn Trường Tộ
người đi trước thời đại
S
inh năm 1828, ở làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An, trong
một gia đình theo đạo Gia tô, nhưng Nguyễn Trường Tộ học thông tứ thư
ngũ kinh của Nho giáo. Năm 27 tuổi, ông được giám mục Gauthier đưa vào
chủng viện Tân ấp thuộc xứ đạo Xã Đoài để dạy chữ Hán cho giám mục, và
được giám mục dạy lại cho chữ Pháp cũng như kiến thức khoa học châu
Âu. Năm 1858, giám mục Gauthier đưa Nguyễn Trường Tộ sang Pháp để
tạo điều kiện học tập, nâng cao kiến thức nhiều mặt.
Hơn hai năm ở Paris, chẳng những ông hiểu biết nhiều về khoa học - kỹ
thuật, có trình độ như một kiến trúc sư, một người biết khai mỏ, mà còn đọc
rộng về các mặt chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, pháp luật, v.v... và
tìm hiểu được một số hoạt động công nghệ của nước Pháp.
Trên đường đi sang Pháp và trở về Việt Nam, Nguyễn Trường Tộ còn có
dịp ghé qua Rome, dừng chân ở Singapore và Hongkong.
Năm 1861, Nguyễn Trường Tộ trở về Tổ quốc, phải cập bến Sài Gòn, khi
tỉnh thành Gia Định đã bị quân viễn chinh Pháp và Tây Ban Nha chiếm
đóng.
Gần ba năm sống trong lòng địch, Nguyễn Trường Tộ bất đắc dĩ phải làm
việc với quân Pháp, phiên dịch các công hàm trao đổi giữa triều đình Huế
với Soái thủ Pháp ở Gia Định. Nhiều lần ông sửa bớt chữ nghĩa trong công
hàm của đôi bên, tránh những lời lẽ quá khích, xúc phạm tới triều đình hoặc
phương hại cho việc "tạm hòa". Nhiều lần ông tìm cách thông báo cho các
sứ thần của triều đình như Nguyễn Bá Nghi, Phan Thanh Giản, Phạm Phú
Thứ một số âm mưu quỷ kế của giặc Pháp.
Năm 1863, Nguyễn Trường Tộ tìm cách thoát ra khỏi khu vực chiếm đóng
của quân Pháp, liên hệ được với triều đình Huế. Từ đây cho đến cuối đời
ông viết hàng loạt điều trần, luận văn, tờ bẩm, trình nhiều kiến nghị có tầm
chiến lược nhằm canh tân đất nước, tạo thế vươn lên cho dân tộc để giữ nền