DÀNH TẶNG DOANH NHÂN VIỆT TRONG THẾ TRẬN TOÀN CẦU - Trang 220

Mặt khác, cũng sẽ có những nhà đầu tư tài chính nhỏ lẻ muốn nhảy vào thị
trường này để lướt sóng cổ phiếu, kiếm lời nhanh.

Tuy nhiên, việc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược mới là đặc biệt quan trọng
đối với những kế hoạch IPO lớn.

Nói chung, thị trường IPO lên tới 4,7 tỷ đô la của 7 DNNN lớn kể trên cũng
có thể tạo chút lực chuyển, nhưng không phải là hấp dẫn lắm đối với các nhà
đầu tư dài hạn về chứng khoán.

Thời gian qua thị trường cũng chứng kiến nhiều vụ IPO của các DNNN lớn
kém hiệu quả nếu không muốn nói là thất bại. Theo ông, nguyên nhân chính
của việc này do đâu?

TS. Alan Phan: Như tôi đã từng phân tích, nguyên nhân chính của việc này
là do ở Việt Nam, đặc biệt ở các DNNN vẫn tồn tại yếu tố chính trị nằm
trong cơ chế quản trị. Về mặt khả thi, phần lớn nhà đầu tư nước ngoài rất
ngại cái yếu tố này lắm.

Cũng giống như việc tham gia một trận chiến, họ vừa mua lại thì đã phải
chống đỡ với cả trăm mặt trận, cho nên họ thấy bỏ tiền ra bị quá nhiều rủi
ro, không khả thi lắm.

Thế nên họ vẫn thường theo dõi và đợi các nhà đầu tư khác mạo hiểm trước
mua đi rồi làm cho sạch sẽ vào.

Sau đó, thậm chí họ phải trả giá cao hơn khi mua lại, nhưng họ vẫn sẽ an
toàn hơn so với việc phải giải quyết hàng trăm thứ không nằm trong chuyên
môn.

Ở góc nhìn của một nhà đầu tư, theo ông các nhà đầu tư nước ngoài quan
tâm đến việc mua cổ phần của các DNNN thuộc lĩnh vực nào hoặc cụ thể là
doanh nghiệp nào trong số hơn 400 cái tên phải cổ phần hóa từ nay đến hết
năm 2015?

TS. Alan Phan: Như tôi nói đấy, những DNNN nào ở Việt Nam đơn giản, ít
rắc rồi về mô hình kinh doanh và có ban quản trị chuyên môn hơn sẽ thu hút

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.