sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ như Mobifone, nó khá
đơn giản, có 1 cái giấy phép), có một thị trường tốt với thị phần tương đối
cao, đồng thời nó cũng chỉ tập trung vào một lĩnh vực chuyên môn là dịch
vụ điện thoại.
Mobifone không dính dáng tới đầu tư dàn trải, như bất động sản hoặc các
ngành, lĩnh vực khác mà trong bối cảnh khó khăn hiện nay rất dễ gây ra thua
lỗ. Thực trạng đầu tư tràn lan ngoài ngành, kéo dài thua lỗ, gây nhiều nợ xấu
của các DNNN là một thực trạng phổ thông. Những doanh nghiệp như
Mobifone sẽ là kiểu doanh nghiệp được nhà đầu tư nước ngoài ưa chuộng
hơn trong việc mua bán cổ phần thông qua IPO.
Vậy theo ông, sẽ khá nhiều DNNN trong số hơn 400 cái tên cần cổ phần hóa
sẽ gặp khó khăn khi IPO?
TS. Alan Phan: Theo nhận xét trên, nội tại của các DNNN chứa đựng nhiều
khuất tất từ quản trị đến kết quả hoạt động kinh doanh và hiệu năng nhân
viên. Kể cả những công nghệ, cơ sở và sản phẩm xưa cũ, không phù hợp với
kinh tế cạnh tranh của toàn cầu.
Do đó, ai thâu tóm các DNNN này sẽ cần tái cấu trúc toàn diện và dọn dẹp
những lãng phí, mất mát… rất phức tạp.
Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài có rất nhiều lựa chọn trên thế giới,
không ai sẵn tiền và thì giờ muốn ra tay làm những việc khó khăn này. Đi
kèm là những rủi ro ngoài tầm kiểm soát.
Họ sẽ sẵn sàng bỏ tiền đầu tư vào các DNNN đơn giản, dễ hiểu, có minh
bạch, thương hiệu tốt, thị phần cao, tầm nhìn tốt…bởi sau cùng, họ sẽ mất ít
thời gian và tiền bạc để tái cơ cấu.
Họ cần xây dựng và phát triển công ty ngay theo chiến lược mới của họ để
tạo ra lợi nhuận nhanh nhất.