NGUYÊN LÝ CỦA ‘PHẢN ĐỘNG HỌC’
Thực ra, lịch sử thế giới luôn tạo tiến bộ bằng những hành vi có tính chất
“Phản động học”, Những cuộc cách mạng bắt đầu bằng triết thuyết phản
động, tiến hành bởi những tổ chức phản động... cho đến khi nắm được chính
quyền.
Lịch sử kinh tế cũng diễn biến tương tự. Một hay nhiều công ty sẽ đề xướng
một Mô hình kinh doanh mới lạ, khác hẳn với cách kinh doanh truyền thống.
Sau khi họ thuyết phục được người tiêu dùng, chiếm lĩnh thị trường, thì họ
lại phải đối phó với những disrupters mới, tìm cách thay đổi cuộc chơi
(game changers). Họ phải biết điều chỉnh... nhưng thường là bị tiêu diệt bởi
các đối thủ nhỏ hơn, trẻ hơn, nhanh lẹ hơn, sáng tạo hơn...(*)
(*) Trong một bài viết trào phúng, tác giả giả dụ Bill Gates xác định đối thủ
vào
thập niên 1995 theo công thức NOISE (tiếng ồn): Netscape, Oracle, IBM,
Sun,
Everybody else
Xem thêm bài viết http://happy.live/nhung-ten-cuop-vung-silicon-suy-nghi-
cua-
bill-gate/
Vài thí dụ. Vào thập kỷ 70, IBM thống lĩnh thị trường máy tính điện tử.
Hãng DEC (Digital Equipment) nghĩ là chỉ nên nhắm vào thị trường ngách
là máy tính cỡ trung cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mặc dù thành công
tuyệt đỉnh trong thập kỷ 80, song DEC đã bị Apple và các nhà sản xuất PC
xóa tên trên địa bàn máy tính cá nhân.
IBM và Apple đã nhanh chân đổi mới khi mô hình phản động chuyển qua
tablet, smart phone và điện toán đám mây... nhưng các disrupter lớn nhỏ vẫn
đang tìm cách hạ bệ những ông khủng long này. Bọn phản động còn đặt
trong tầm nhắm các đại gia như Google, Facebook, Amazon, Boeing, GM,