Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên hay Cuba, do những “mối hận” còn vương
vấn?
TS. Alan Phan: Hoàn toàn sai. Hai lý do: một, tôi luôn nghĩ mình là con
người do khoa học đào tạo, tức là biết nhận thức những góc nhìn đa chiều và
không cố chấp, giáo điều. Thứ hai tôi rất may mắn là không mất gì nhiều
trong biến cố 1975, ngoài một số tài sản, khá lớn lúc đó, nhưng nhìn lại từ
hiện tại thì không đáng kể. Nếu tôi có những trải nghiệm về đi tù cải tạo, hay
có thân nhân bị hải tặc Thái cưỡng hiếp chẳng hạn thì có thể lòng hận thù
vẫn hiện diện? tôi không biết. Ngoài ra, tôi là một doanh nhân, luôn nhìn về
phía trước sau khi vấp ngã; không phải là một nghệ sĩ hay triết gia chỉ biết
đắm mình vào quá khứ.
Nhưng các bài viết của TS luôn nói đến cái “huy hoàng” của thời trước
1975?
TS. Alan Phan: Đó là những hoài niệm về các ký ức thật đẹp của một trai
trẻ trong tuổi mới lớn, không pha một chút sắc màu gì về chính trị. Bản thân
tôi, hoàn toàn dị ứng với thế giới của các chính trị gia. Qua tuổi 40, tôi có
nhiều tiền, nên hay la cà theo nhiều chính trị gia quyền lực nổi tiếng của Mỹ
và một số nước Á châu. Sau vài năm, tôi học được một điều, quan trọng là
nếu muốn sống chân thật và tử tế, không nên đu dây theo các ông bà này.
Tuy nhiên, T/S có thực sự nghĩ rằng chế độ cũ của miền Nam trước 1975 có
thể đem lại cho đất nước một đời sống vật chất hay văn hoá khả quan hơn
cho phần lớn người dân?
Tôi không biết. Muốn phán xét thật công bằng, phải đem cân 2 chế độ theo
rất nhiều chuẩn mực; rồi phải có sự đồng thuận về giá trị của từng chuẩn
mực. Nếu khả thi, thì đây phải là một nghiên cứu sưu tầm rất công phu, khoa
học, tốn nhiều thập kỷ và cần sự đóng góp của cả ngàn chuyên gia tại khắp
mọi lãnh vực.
Nhưng tôi nhìn nhận một điều: tôi rất hạnh phúc với môi trường sống trước
1975. Thành phố còn ít người, rác và ô nhiễm không tràn ngập, cảnh quan
còn xanh đẹp với những kiến trúc nửa Âu nửa Á, con người đối xử với nhau