Có tôn trọng nhau thì sẽ có sự hiếu hoà và từ đó tinh thần “hoà giải” phát
sinh. Mà hoà giải không được thì cũng chẳng sao. Đưa nhau ra toà hay nhờ
các thành phần độc lập phân giải theo cơ chế pháp trị nếu cần. Tốt hơn, thì
“live and let live” (sống và để người khác sống).
Tôi dị ứng nhất là những người ngoài thích xông mũi vào đời tư tôi để
khuyên bảo. Tệ hơn nữa là bắt tôi phải theo một giải pháp người khác đã
định sẵn. Sau cùng, nếu người đó là một anh chị ngu hơn mình thì chỉ biết
khóc thầm.
T/S nghĩ thế nào về các thế hệ trẻ, kế tiếp của Việt Nam khi họ nắm quyền
lực?
TS. Alan Phan: Phần lớn các hoàng tử công chúa, ngay cả những quản lý
trung cấp, đã được đưa đi huấn luyện đào tạo khắp nơi tại các nước phát
triển. Như các bạn đồng trang lứa ở Âu Mỹ Nhật, họ thường nắm bắt nhiều
kỹ năng và sáng tạo, cùng khả năng dám ứng dụng những công nghệ, cách
quản lý mới hơn các bậc cha chú. Tôi đã kỳ vọng nhiều về những lãnh đạo
mới này.
Tuy nhiên, tôi khá thất vọng khi tiếp xúc với họ vì ngoài các tài năng nói
trên, tôi cũng nhận xét thấy lớp người trẻ này không kém thế hệ trước về
tinh thần vô cảm, lòng tham lam, sự chụp giựt cơ hội…Họ giỏi hơn, nên
cũng sâu hiểm và tàn nhẫn hơn. Kim Jong Un của Bắc Triều Tiên là một ví
dụ chính xác nhất.
Tôi chỉ hy vọng là mình sai trong sự đánh giá này. Nếu không, đêm đông
còn dài hơn là chúng ta mơ ước.
Nếu có quyền lực, TS sẽ tăng trưởng nền kinh tế này hay mức thu nhập
người dân như thế nào?
TS. Alan Phan: Chuyện tôi có quyền lực chắc không bao giờ xẩy ra. Nhưng
tôi tin vào sự năng động, sáng tạo và cần cù của người dân Việt so với các
quốc gia nhược tiểu khác. Tại Âu, Mỹ, Úc…họ bắt kịp thu nhập chuẩn của
các cộng đồng thiểu số trong thời gian kỷ lục.