tình tự hơn, sự khoan thai và thư giãn luôn hiện diện dù chiến tranh bao
quanh…Nhiều yếu tố cấu thành có thể không khách quan; nhưng Saigon hay
Đà Lạt, Nha Trang ngày xưa nơi tôi sống chứa đựng những vần thơ trong
từng hơi thở; lênh láng những sắc màu đơn giản hài hoà trong mỗi bước đi.
Bây giờ, tại những nơi đó, nhất là Saigon và Hà Nội, toàn các hiện tượng
văn hoá thật chướng tai gai mắt, thái độ tham lam chụp giật chen lấn hiện
diện trên từng khuôn mặt, từng hành xử…cảnh quan thành phố thì lộn xộn
không quy hoạch, vỉa hè bị chiếm, cây xanh bị chặt…Mỹ có thành ngữ “it’s
really ugly” (thật là xấu xí)…
Nhưng cái xấu xí vẫn không ngăn ông sống và làm việc khá nhiều thời gian
ở Việt Nam?
TS. Alan Phan: Trong những năm gần đây, quả tôi có hay về Việt Nam.
Nếu tôi chỉ thuần túy là một người nước ngoài, tôi sẽ hưởng thụ rất tốt các
thú vui do đồng tiền mang lại như tiệm ăn ngon, bãi biển đẹp, nhiều chân dài
sẵn sàng, hay những chém gió hời hợt qua các tiệc rượu của những đại gia.
Sau một, hai năm, khi nhàm chán thì chi xách va li đến một xứ khác.
Nhưng vì tôi là người Việt, tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về quê hương và
trong quá trình, tôi khám phá hai cái hobby rất thú vị: một là Góc Nhìn
Alan, nơi tôi chia sẻ hàng tuần vót các trí óc và tâm hồn trẻ đang khao khát
đi tìm một dòng suối mát cho cuộc sống của mình. Kế đến là những người
bạn chỉ đợi tôi gọi là có mặt để cùng nhau, chia vui (khó tìm ở những nơi
bận rộn như Hổng Kông hay Mỹ).
T/S nghĩ giải pháp “hoà hợp hoà giải” có đem cho dân tộc Việt một sức
mạnh mới và tạo một cú hích mới cho xã hội?
TS. Alan Phan: Chỉ nghe khẩu hiệu xong là thấy mệt. Tại phần lớn các
quốc gia phát triển, không ai buồn nói đến chuyện hoà giải hay hoà hợp.
Mọi cá nhân đều có những tư duy và phán xét rất khác biệt nhau; không ai
có thể bắt ai phải “hoà hợp” với lối sống hay “định hướng” của mình. Điều
quan trọng nhất phải là “tôn trọng”. Tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng cái tự
do cá nhân, tôn trọng tài sản người khác từ vật chất đến trí tuệ đến tâm linh.