DÀNH TẶNG DOANH NHÂN VIỆT TRONG THẾ TRẬN TOÀN CẦU - Trang 351

Sự thay đổi ở cường quốc kinh tế số 2 Trung Quốc không có ảnh hưởng
nhiều đến kinh tế thế giới?

Alan Phan: Sẽ gây ra nhiều thay đổi tại Trung Quốc, nhưng tựu trung thì
đóng góp về GDP cho kinh tế toàn cầu vẫn không khác biệt lắm. Trong
nước, thế lực chỉ đạo sẽ chuyển từ các doanh nghiệp nhà nước sang các tài
phiệt “thân hữu”. Thành phần trung lưu sẽ gia tăng theo tiến độ của trào lưu
thế giới; người giàu sẽ giàu hơn rất nhiều; nhưng bù lại, người nghèo sẽ gặp
khó khăn hơn trong việc mưu sinh.

Còn Việt Nam? Chúng ta sẽ ở đâu trong bàn cờ này?

Alan Phan: Tôi nghĩ Việt Nam sẽ sao chép mô hình kinh tế như Trung
Quốc và Nga, dù sẽ chậm hơn, và sẽ ở một mức độ nhỏ hơn.

Như vậy, liệu thu nhập mỗi đầu người có cao hẳn và bắt kịp các nước láng
giềng?

Alan Phan: Gánh nặng của bộ máy chánh phủ và sau này, đặc quyền của
các nhóm lợi ích quá nhiều để Việt Nam có thể chạy nhanh trong cuộc đua
kinh tế toàn cầu. Dù GDP mỗi đầu người vào 2030 có thể lên đến $6,700
(theo Goldman Sachs dự đoán, khoảng bằng Thái Lan hiện nay), chúng ta
vẫn thua xa các nước ASEAN khác như Singapore, Mã Lai hay Brunei.
Ngay cả Lào và Campuchia cũng sẽ qua mặt Việt Nam về thu nhập cá nhân.

Tuy nhiên, chúng ta có một lợi điểm là FDI sẽ tăng trưởng ấn tượng, dù có
hay không có hiệp định TPP. Lý do là các nhà đầu tư ngoại sẽ chọn Việt
Nam hơn là Trung Quốc vì đồng tiền của họ dễ gây ảnh hưởng trên chính
sách và thị trường ở Việt Nam hơn là tại Trung Quốc. Bù lại, kinh tế Việt
Nam càng ngày càng bị đô hộ bởi tiền và công ty ngoại.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.