DÀNH TẶNG DOANH NHÂN VIỆT TRONG THẾ TRẬN TOÀN CẦU - Trang 353

Vậy các vấn nạn như nợ xấu ngân hàng, bong bóng BDS, nợ công hay yếu
kém của các doanh nghiệp sẽ tự động biến mất, không cần giải quyết?

Alan Phan: Tôi không nghĩ chánh phủ, hay tư nhân, hay ngay cả các nhóm
lợi ích, biết cách để giải quyết vấn đề. Sau 5 năm, với lạm phát trung bình
khoảng 10% hay qua một điều chỉnh tỷ giá, giá trị nợ xấu hay BDS sẽ giảm
50% và các thành phần liên quan sẽ tự điều chỉnh. Đây là hình thức gián tiếp
để đa số người dân trả nợ dùm các đại gia, nhưng sau một thời gian dài,
chẳng mấy ai nhớ đến thủ đoạn này. Còn nợ công, dù có tuyên bố phá sản
như Argentina hay Zimbabwe, không ai có thể phát mãi tài sản của một
quốc gia, nên rồi cũng huề cả làng.

Xin ông tổng kết quan điểm của ông. Lạc quan hay bi quan cho một Việt
Nam vào 2030? Và lời khuyên cho các doanh nhân?

Alan Phan: Chẳng có gì để lạc quan hay bi quan. Nói chung Việt Nam sẽ
không hóa rồng hay quang vinh như các bác thích võ mồm. Nhưng cũng
không tệ lắm nếu so sánh với các quốc gia nghèo và đói khổ ở Phi Châu.

Thêm vào đó, nếu chúng ta may mắn có được một chánh phủ có tầm nhìn xa
rộng, biết hội nhập thực sự vào nền kinh tế thị trường và không “ích kỷ”
lắm, thì Việt Nam có thể tìm được vài đột phá nhỏ và vượt qua Indonesia,
Phillipines…

Riêng với các bạn doanh nhân, sự thành công hay thất bại vẫn tùy thuộc
phần lớn vào cố gắng cá nhân. Tìm một sản phẩm mình đam mê, nghiên cứu
cẩn thận về mô hình, kế hoạch, thị trường, chuẩn bị cho mọi rủi ro…rồi dồn
hết tâm trí và ý chí để phát triển. Sớm hay muộn, bạn sẽ đến đích.

Xin cám ơn ông.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.