ĐÔI CÁNH MỚI CHO GLORIA NGUYỄN
Cũng giống như những kẻ chưa đắc đạo, khi túi quần rủng rình, tối vẫn
thích sắm những món đồ chơi sang trọng cho mình và gia đình, như du
thuyền, xế hộp, đồ điện tử, áo quần, hay các linh kiện đắt tiên như đồng hồ,
bút máy.,.. Tuy vậy, trong thâm tâm của một gã trai chân đất, tôi vẫn không
mấy mặn mà tha thiết gì với những món hàng này.
Mãi về sau, khi đã trải qua nhiều hỉ nộ ái ố của đời người và có thời gian để
suy ngẫm lại mọi thứ, tôi thấy chúng giống như những món đồ xa xỉ mà con
người ta dùng để đánh bóng hình thức bên ngoài nhiều hơn là nhu cầu sử
dụng thực. Và âu đó cũng là một ảo tưởng của nhân gian, rằng sự yếu kém
về kiến thức và nhân cách có thể được “nâng cấp” bởi những phù du hư ảo
của vật chất.
Câu nói hàng đầu về cốt lõi của nền kinh tế tư bản là “chúng ta tiêu xài
những đồng tiền chúng ta không có, mua những món hàng chúng ta không
cần, để khoe mẽ với những người chúng ta không ưa”
Với tôi, những đồ chơi hay tài sản quý báu trong nhiều năm qua là những
trải nghiệm trong đời sống. Và một tài sản khá ấn tượng mang tên Gloria
Nguyễn. Gloria Nguyễn là cô gái được sinh ra dưới một vì sao xấu. Tôi biết
Gloria năm cô lên 15, cái tuổi đẩy mong manh, đặc biệt trong môi trường
cám dỗ và áp lực như xứ Mỹ. Năm Gloria lên 5, một tai nạn xe hơi đã cướp
đi người cha thân yêu của cô, đồng thời khiến cô gãy mất một chân, phải lắp
chân giả. Sau khi người mẹ đi thêm bước nữa và biến mất, Gloria được giao
lại cho ông bà nội và người chú nghèo chăm nuôi.
Dù không xấu, nhưng mặc cảm với thân phận nghèo khó trong khu ổ chuột
và cơ thể không lành lặn của mình, Gloria luôn cảm thấy tự ti. Và cô là một
trong những biểu tượng của sự tuyệt vọng thầm lặng (quiet desperation) giữa
lòng nước Mỹ. Người bạn duy nhất của Gloria là một con chó già nhiều
bệnh.
Tình cờ, tôi gặp Gloria trong một buổi diễn thuyết tại câu lạc bộ Bel Air của
giới thượng lưu. Cô bé làm việc bán thời gian ở đây bằng chân quét dọn và