DÀNH TẶNG DOANH NHÂN VIỆT TRONG THẾ TRẬN TOÀN CẦU - Trang 84

NĂM NGUYÊN LÝ CHO MỘT

NỀN KINH TẾ THỰC

Các ‘‘người dân thườngcũng có đầy những khôn ngoan hiểu biết không
kém gì các đại trí giả trong tháp ngà. Họ lại có thêm cáị đũng khí là dám
làm dám thua
, nên ít hoang tưởng về những giả thuyết chỉ đẹp trên giấy tờ.
Do đó, các bạn trẻ đừng để các giáo sư khoa bảng hù dọa với những giả
thuyết mù mờ; cũng như đừng để các chánh trị gia phù phép với những
hoang tưởng bịa đặt. Sự thật rất đơn giản.

Vài chục năm trước tôi mất khá nhiều thì giờ nghiền ngẫm những bài nghiên
cứu phân tích rất công phu của các tiền bối trong giới hàn lâm về kinh tế. Dĩ
nhiên mỗi người một kiểu, mỗi vị một góc nhìn, tên tuổi càng cao thì bài
viết càng khô khan, phức tạp. Ai cũng cố gắng thể hiện đẳng cấp, trong một
sân chơi đầy thiên tài và những luật lệ khắt khe.

Sau khi sống sót trong môi trường đó một cách chật vật, tôi từ giã học
đường, ra ngoài kinh doanh và nhận thấy các “người dân thường” cũng có
đầy những khôn ngoan hiểu biết không kém gì các đại trí giả trong tháp ngà.
Họ lại có thêm cái dũng khí là dám làm dám thua, nên ít hoang tưởng về
những giả thuyết chỉ đẹp trên giấy tờ.

Họ không có những ngôn từ hoa mỹ khó hiểu để “làm dáng trí thức”, do đó,
cái mộc mạc của tư duy họ thấm đậm vào tri thức dễ dàng hon, sống động
hơn. Thêm vào đó, những khôn ngoan này đã được truyền lại từ cha ông và
được minh chứng qua bao thời đại lịch sử. Tôi gọi chúng là các nguyên lý
bất diệt của một nền kinh tế thực.

1. DÂN CÓ GIÀU NƯỚC MỚI MẠNH

Gần đây, trong cuốn sách Why nations fail? hai tác giả Acemoglu và
Robinson đưa ra giả thuyết là khi cơ chế của cấu trúc kinh tế dồn quyền lực
vào tay một thiểu số nhóm người hay nhóm lợi ích thay vì phân tán ra cho
đại đa số người dân, thì cái sân chơi không bình đẳng này sẽ không giải

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.