vào đây nhiều hơn những gì họ đã đầu tư khi còn đi học. Thế còn về việc
giá 2 đô-la một cốc cho việc “học hỏi về rượu” thì sao? Một giả định khác
là rượu thường được đóng trong chai? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta
đóng việc “học hỏi về rượu” vào trong hộp để hạn chế việc oxi hóa? Hay là
để khách hàng tự mang theo các chai rỗng như họ vẫn thường làm ở một số
nơi tại châu Âu? Và sau đó chúng ta có thể phân phối rượu từ những thùng
sắt không rỉ với mức giá thấp hơn. Một giả định khác nữa là quán bar phải
giống như một xưởng rượu với thật nhiều thùng, gỗ thô và thủy tinh mạ chì.
Ai nói như vậy? Vậy còn nếu nó giống thư viện một trường cao đẳng thì
sao?
Con đường ngắn nhất để có được một sự đột phá đó là nhìn vào những gì
đối thủ cạnh tranh làm và sau đó làm khác đi.
Không - phải làm khác biệt HOÀN TOÀN.
Chặng 8: NHỮNG AI YÊU THÍCH BẠN?
Mỗi thương hiệu đều được xây dựng bởi một nhóm người. Không phải là
một nhóm người bên trong công ty, mà nó là đối tác, nhà cung cấp, nhà đầu
tư, khách hàng, những người không phải là khách hàng và thậm chí cả các
đối thủ cạnh tranh. Nó là một hệ sinh thái hoàn chỉnh, trong đó các thành
phần vừa cho đi lại vừa được nhận về. Tất cả mọi người đều đóng một vai
trò riêng và đều được trả công cho những nỗ lực đóng góp của mình.
Hãy để tôi làm rõ điều này bằng một câu chuyện.
Hầu hết các buổi sáng, tôi đều dẫn theo chú cún của mình đi uống cà phê Ý
tại một quán cà phê địa phương. Cà phê Ý là dành cho tôi - còn chú cún
Boodles của tôi được một chiếc bánh quy. Quán cà phê chỉ là một cửa hàng
bán lẻ gia đình trong một khu phố buôn bán lớn, với sàn nhà bằng bê tông,
một dãy các tấm ảnh nghiệp dư trên tường, một vài chiếc trường kỷ cũ bẩn
ở một bên và một bên là chiếc máy xay cà phê lớn. Cửa hàng được quản lý