SỰ TẬP TRUNG CỦA CÁI KÉO
Trong cuốn sách The Innovator’s solution (tạm dịch: Chiến lược của những
nhà cải cách), hai tác giả Clayton Christense và Micheal Raynor đã chia sự
đổi mới thành hai loại:
Sự đổi mới mang tính chất “duy trì” với mục đích gia tăng lợi nhuận và
củng cố doanh số bán hàng hiện tại; và đổi mới mang tính chất “đột phá”
(siêu đổi mới), bao gồm nỗ lực tìm kiếm thị trường đồng thời đưa ra các sản
phẩm và dịch vụ mới có giá rẻ hơn song thường bị nhận xét là “chưa đủ
tốt”. Bằng việc tập trung vào chiến lược đổi mới mang tính tấn công, các
công ty “cái kéo” có thể vượt mặt những công ty “tờ giấy”.
Nhưng điều gì khiến các công ty “tờ giấy” không phản công lại bằng cách
sử dụng những sản phẩm mang tính “đột phá” của chính họ? Nguyên nhân
là do “động lực mất cân đối”. Khi một công ty chuyển sang một thị trường
cao cấp, phần lớn doanh thu sẽ bị tụt xuống mức thấp nhất. Nhưng khi một