công ty chuyển sang một thị trường bình dân hơn, doanh thu chỉ bị sụt giảm
một phần nhỏ. Các công ty lớn khó có thể kiếm đủ lợi nhuận từ những thị
trường tiềm năng mới nên họ bỏ qua.
Một ví dụ điển hình về sự đổi mới đột phá là eBay, một công ty đã trở thành
“thị trường trực tuyến toàn cầu” ngay trước cả khi thế giới nhận ra nhu cầu
này. Trong hình thái cái kéo, eBay phát triển mạnh mẽ trong hơn một nửa
thập niên. Giám đốc điều hành Meg Whitman nhấn mạnh: “Các công ty trẻ
phát triển rất tốt khi có sự tập trung”.
ĐỘNG LỰC CỦA HÒN ĐÁ
Khi các cơ hội trở nên rõ ràng, những công ty “cái kéo” sẽ vượt qua được
giai đoạn không ổn định đầu tiên trên con đường chuyển sang hình thái
“hòn đá”. Họ có thể nghĩ tới việc tăng cường một số thương hiệu thâu tóm
các công ty khác. Quá trình đó bắt đầu thay thế cho tham vọng khi các công
ty hệ thống hóa những gì hoạt động hiệu quả trong những năm đầu. Họ có
thể cân nhắc việc cổ phần hóa trong giai đoạn này hoặc thu hút những nhà
quản lý chuyên nghiệp.
Khi đạt tới hình thái “hòn đá”, họ đột ngột trở nên nguy hiểm với những
công ty “tờ giấy” ít để mắt tới họ. Các công ty “tờ giấy” lúc này chuyển
sang bao vây công ty “hòn đá” bằng cách đối chọi lại bất cứ sản phẩm nào -
những sản phẩm có thể có ít tính đột phá hơn và tương đồng hơn với những
sản phẩm mà các công ty “tờ giấy” có thể thu được lợi nhuận.
Nếu các công ty “cái kéo” tiến hành cổ phần hóa trong giai đoạn chuyển
giao, động lực của họ có thể tăng lên cùng với sự tăng cường về tài chính,
tuy nhiên điều đó sẽ nhanh chóng bị giảm bớt do mức độ đề phòng rủi ro
tăng lên khi các cổ đông liên tục thúc ép các nhà quản lý tăng cường nguồn
thu.
Mặc dù vậy, các công ty “hòn đá” có một lợi thế tự nhiên to lớn: “Động lực