lớn” cho phép họ thâm nhập những thị trường mới, thu hút nhân tài và thâu
tóm những công ty “cái kéo” mà họ vẫn thường cạnh tranh.
KÍCH THƯỚC CỦA TỜ GIẤY
Cuối cùng, động lực của công ty “hòn đá” sẽ chậm lại, và vượt qua giai
đoạn không ổn định thứ hai trên con đường trở thành một công ty “tờ giấy”.
Thách thức lớn nhất mà công ty phải đối mặt trong suốt quá trình chuyển
đổi hình thái là phải tiếp tục giữ cho bộ máy tăng trưởng hoạt động. Ở thời
điểm này, do gặp phải một vài sai lầm nghiêm trọng, nó có thể đánh mất
phần lớn sự nhiệt huyết cũng như sự tập trung. Nếu người sáng lập vẫn tiếp
tục điều hành công ty, thì đây có thể là lúc thích hợp để thay đổi vị trí lãnh
đạo.
Điều đầu tiên mà người lãnh đạo mới cần phải làm là tái tập trung doanh
nghiệp và giành lại sự tự tin của các cổ đông. Họ sẽ phải cắt giảm nhân sự,
loại bỏ những lĩnh vực kinh doanh không đem lại lợi nhuận, và tái cơ cấu
thương hiệu. Cho dù không có được sự tập trung rõ nét như những công ty
“cái kéo”, công ty có thể sử dụng quy mô của mình để bù đắp những thiếu
sót đó. Quy mô này có được từ mạng lưới khách hàng, thành viên, các nhà
phân phối cũng như nhân công rộng khắp, cộng với khả năng huy động
nguồn vốn dự trữ lớn.
Nếu như các công ty “cái kéo” có được thành công nhanh chóng nhờ sự đổi
mới đột phá, thì những công ty “tờ giấy” lại có xu hướng đạt được điều đó
bằng những sự đổi mới có tính chất “duy trì”. Họ thực hiện thành công điều
đó bằng cách tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt hơn, có thể được bán
với giá cao hơn nhằm thu hút khách hàng. Trong khi đó, bám sát ngay sau
họ, các công ty “hòn đá” và “cái kéo” thay phiên nhau tấn công họ bằng
cách sử dụng các thị trường nhỏ. Dưới áp lực ngày càng tăng đó, công ty
“tờ giấy” không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải phát triển hơn để tự
vệ.
Tuy nhiên, một bằng chứng cho thấy tất cả các công ty đều có giới hạn nhất