những văn hóa mạnh mẽ giúp củng cố các nhân tố góp phần làm cho tổ
chức lớn mạnh. Sự thực, chính điều đó lại tạo ra trở ngại lớn cho khả năng
thích ứng của tổ chức”.
Tính “cố hữu văn hóa” đó gây cản trở cho khả năng thay đổi, thậm chí cả
khi phải đối mặt với những nguy cơ do thị trường mang lại. Khi khả năng
tiềm tàng của công ty tập trung ở nguồn nhân lực, thì việc phải thay đổi để
đối đầu với khó khăn đó lại trở nên vô cùng đơn giản. Tuy nhiên, nếu khả
năng đó chỉ thể hiện qua phương thức sản xuất và giá cả, việc “tính cố hữu”
xuất hiện và thay đổi dường như là điều khó khăn. “Những thói quen mang
tính hệ thống”, theo cách nói của Samuel Johnson, “rất nhỏ, khó nhận biết
cho tới khi chúng quá lớn để có thể bị phá bỏ.”
GIẢI PHÓNG SỰ ĐỘT PHÁ CỦA BẠN
Điều giúp Gerstner thành công trong việc chuyển đổi IBM từ một công ty
chuyên bán “siêu máy tính” trở thành công ty dẫn đầu về dịch vụ công nghệ
là do ông đã tập trung giải quyết vấn đề trọng tâm của việc xây dựng
thương hiệu: Làm thế nào để một tổ chức phức tạp giải quyết được một vấn
đề đơn giản? Dĩ nhiên, trước tiên bạn phải biết được vấn đề đơn giản ở đây
là gì - đó chính là một sự đột phá. Thứ hai, bạn phải sử dụng “Nghiên cứu
suy luận thực tiễn” thay vì “nghiên cứu giản đơn” để thay đổi phương thức
hoạt động của công ty. “Nghiên cứu giản đơn” là nghiên cứu cách cải tiến
những thứ mà ta đã biết. Còn “nghiên cứu suy luận thực tiễn” là nghiên cứu
để tạo ra những cái mới. Gerstner nói rằng: “Nó đòi hỏi tổ chức phải làm
một điều gì đó khác biệt, có giá trị cao hơn những gì trước đó, tìm kiếm
những kỹ năng mà trước đây nó chưa hề có”.
Nhà lý luận tổ chức James March đưa ra tranh luận về “luồng tư tưởng ngây
thơ và ngu dốt” nhằm tạo đà cho lý thuyết về nghiên cứu suy luận thực tiễn.
Ông cảnh báo rằng các tập đoàn đang dần trở nên mù lòa trước các cơ hội
khi họ quá chú trọng vào việc “khai thác” mà dành quá ít thời gian để
“khám phá”.