hình thành. Và trong một số nơi trái Đất được hình thành, chúng ta có khả
năng tiến hóa và trong một số nơi trái Đất được hình thành, chúng ta không có
khả năng tiến hóa.
3.8.3 Rất vui được gặp tôi?
Nhưng tại sao chúng ta chẳng bao giờ nhận thức được những bản sao khác
của chính chúng ta? Tại sao chúng ta không bao giờ thấy các vật lớn như tủ
lạnh hoặc dân chúng ở nhiều nơi cùng một lúc? Có thể nói, đề thuyết nguyên
thủy của Everett không thể gạt bỏ những thắc mắc như vậy. về nguyên tắc,
thực tế có thể phân chia một cách sai lầm để người thử nghiệm có thể nhìn thấy
một electron ở vào một vị trí kỳ quái không xác định. Nhưng Everett đã không
tính đến thể giới bên ngoài. Ngay khi electron tương tác với thế giới bên ngoài,
với các photon hoặc tia vũ trụ đang vụt qua, bất kỳ sự giao thoa nào nhận thấy
được giữa các trạng thái "điện tử ở vị trí A" và "điện tử ở vị trí B" sẽ dần dần
tràn vào thế giới rộng hơn và tan rã. Giống như những gợn sóng gây ra bởi một
hòn đá ném xuống hồ biến mất dần khi chúng lan ra, do đó sự giao thoa trở nên
quá nhỏ và không thể nhận thấy được - và người quan sát chỉ thấy một kết quả
xác định khi nhìn vào electron. Quá trình này, được gọi là sự tiêu tương giao
(decoherence), xảy ra cực kỳ nhanh, trong vòng một phần của giây, vì vậy
chúng ta chẳng bao giờ biết đến nó.
Vì mọi người và tủ lạnh tương tác với vô số các hạt mỗi thời mỗi khắc, sự
tiêu tương giao đặt cơ sở vững chắc cho chúng trong một thế giới chỉ có đơn
nhất một vết quỹ đạo: chúng ở đây hoặc ở đó. Nếu chúng ta đang đối phó với
cái gì đó cực nhỏ, như một điện tử, thời chúng ta có thể cô lập nó từ thế giới
bên ngoài đủ để quan sát sự chồng chập. Chẳng phải nhìn nó một cách trực
tiếp, nhưng để nó một mình và sau đó tìm kiếm những dấu hiệu báo cho biết
sự chồng chập đã phải xảy ra - đó chính là phương thức các nhà khoa học làm
thế nào để có khả năng xác nhận rằng nó tồn tại. Triết gia vật lý học David
Wallace giải thích: “Nhưng hệ thống càng lớn thời càng khó cô lập nó với môi
trường bên ngoài. Vì vậy, càng lúc càng khó phát hiện ra rằng những gì chúng
ta có là hai sự tình tương tác thay vì chỉ có một sự tình.”
3.8.4 Cái tôi nào thực tồn?
Tất cả các điều trình bày trên có ý nghĩa gì đối với chúng ta? Kent nói,
“Theo quan điểm của Everett [tất cả các chi nhánh khác nhau] đều đang ờ đó