Các thí nghiệm đã xác nhận rằng sự chồng chập là có thật. Ngay cả các phân tử
lớn như quả buckyball, gồm 60 nguyên tử cacbon, thực sự có thể ở nhiều nơi
cùng một lúc.
Một câu hỏi hiển nhiên xuất hiện: Tại sao, khi tôi tìm kiếm một hạt, tôi luôn
luôn chỉ thấy nó ở một nơi? Đây là bài toán đo lường nổi tiếng của cơ học
lượng tử. Sáng rõ hơn, vì tất cả chúng ta đều làm bằng hạt, tại sao tự thân
chúng ta luôn luôn chỉ ở trong một chỗ?
Cơ học lượng tử không đưa ra một câu trả lời cho câu hỏi ấy. Một khả thế là
vì học thuyết không cho chúng ta hình ảnh đầy đủ. Có lẽ có một cơ chế khác
trong tự nhiên, mà chúng ta chưa được biết, buộc thực tế phải nắm bắt chính
xác một trong số tất cả các trạng thái chồng chập khi chúng ta thực hiện phép
đo. Thực tế có thể lờ mờ ở những quy mô nhỏ nhất, nhưng ngay khi có cái gì
đó lớn hơn can dự vào, - một thực nghiệm gia hoặc một thiết bị đo lường - thời
nó bị ép theo chỉ một con đường. Adrian Kent, nhà vật lý học lượng tử của
University of Cambridge, nói: "Nếu bạn nghĩ có cái gì đó phụ gia (extra), thời
bạn có vấn đề mô tả những gì là vật phụ gia đó.” "Làm thế nào mô tả nó theo
phương thức toán học, làm thế nào có thể trắc nghiệm nó theo phương pháp
thực nghiệm? Đó là một chương trình nghiên cứu rộng lớn đang diễn ra."
3.8.1 Hiểu toán học theo nghĩa đen
Một khả thể khác là có lẽ tất cả các kết quả khả hữu của một phép đo lường
đều thực tồn như nhau (equally real): khi chúng ta thực hiện phép đo lường,
chẳng hạn để xem một hạt ở đâu, thế giới chia thành các nhánh khác nhau.
Trong mỗi chi nhánh một bản sao của bạn sẽ thấy hạt ở tại một trong số những
vị trí khả hữu.
Ý niệm nhiều-thế giới (many-worlds) này được đề xuất đầu tiên bởi nhà vật
lý học Hugh Everett trong luận án tiến sĩ của ông xuất bản năm 1957. Nó có vẻ
điên rồ, nhưng nó bắt nguồn từ các phép toán căn nguyên của cơ học lượng tử.
Các phương trình của cơ học lượng tử không chỉ ra rằng cái gì đó đặc biệt phải
xảy ra tại điểm đo lường, vậy tại sao không để chúng thao tác suôn sẻ theo
cách của chúng và xem những gì xảy ra? David Wallace, một triết gia vật lý
học tại University of Oxford, giải thích: “Toán học sau đó nói với chúng ta
rằng nếu một hạt là [trong sự chồng chập của hai trạng thái A và B], người