Vì vậy, chúng ta cần một cảnh báo ở đây: chúng ta lại đang bước vào lãnh
thổ của tư biện. Nhưng một trong những giải pháp được đề xuất sẽ sản sinh vũ
trụ đa trọng tầng III. Đó là đề xuất của Everett (năm 1957, tức hơn 60 năm về
trước), nói ngắn gọn, một chồng chập lượng tử biểu tượng chẳng phải là một
tập hợp các khả năng sẵn có, mà là một đa cá thực tế. Do đó, vũ trụ chứa đựng
rất nhiều "thế giới" (còn gọi là "chi nhánh") dạng Everett, trong đó mồi "thế
giới" là cái gì đó giống cảnh giới vĩ mô quen thuộc, với tất cả các bàn, ghế,
V..V...Ở các vị trí xác định, với các động lượng xác định. Nhưng các thế giới dị
biệt giữa chúng với nhau trên phương diện vị trí và động lượng của chúng. Lẽ
dĩ nhiên, chúng ta chỉ trải nghiệm một cành giới vĩ mô xác định đơn nhất.
Nghĩa là, chúng ta vừa tốt trong một thế giới thay vì một thế giới khác.
3.9.4 Vũ trụ đa trọng tầng IV
Không giống như ba tầng đầu, đề xuất lần này độc lập với các chi tiết của
vật lý học. Nó mang tính triết học riêng biệt: nó là một tuyên bố về phương
thức toán học mô tả thực tế vật lý. Nó cũng là một tuyên bố cấp tiến: thực tế
vật lý không chỉ được mô tả bởi toán học mà đúng ra là toán học.
Không có nghi ngờ gì về lịch sử khoa học, và đặc biệt là vật lý học, cung
cấp vô số lệ chứng về quyền năng của ngôn ngữ toán học trong việc mô tả các
hiện tượng tự nhiên. Nổi tiếng, chính Galileo - cha đẻ của mô tả toán học của
chuyển động - đã viết trong The Assayer (1623) rằng Vũ trụ được viết bằng
ngôn ngữ toán học.
Lẽ tất nhiên, kể từ thời Galileo, ngôn ngữ toán học đã phát triển một cách
phi thường. Nếu toán học cho chúng ta một ngôn ngữ đầy quyền năng để mô tả
tự nhiên, tại sao không kết luận rằng tự nhiên là toán học? Tegmark tán đồng
tuyên bố này. Nhưng ông cũng kết nối nó với chủ đề tổng hợp của ông về một
vũ trụ đa trọng. Nghĩa là, chúng ta nên tin vào thực tế bình đẳng của tất cả các
cấu trúc toán học khả hữu.
Tuyên bố của Tegmark sẽ cám dỗ bất cứ ai yêu thích toán học, nhưng than
ôi, Butterfield không chấp nhận nó đúng nếu xét xem nó kỳ hơn: giống như có
một sự phân biệt giữa khái niệm về một phương trình bậc hai và một ví dụ cụ
thể của một phương trình bậc hai, chúng ta cần phải phân biệt giữa một cấu
trúc toán học và một đối tượng thể hiện cấu trúc này. Nhưng chúng ta có hay