ĐẠO PHẬT LÀ TOÁN HỌC - Trang 119

có thể được trao quyền để giải thích tất cả các luật vật lý học bằng cách chọn
từ tập hợp tất cả các hệ tiên đề khả hữu. Như thế cuối cùng sẽ giải quyết vấn đề
tinh chỉnh tổng quát và trả lời câu hỏi của Leibniz. Bởi vậy, mới gọi đây là
“nguyên tắc vị nhân cuối cùng” (FAP).

4.2.2 Nguyên tắc ưa sống tối đa (Maximally Biophilic Principle)
Được biết rằng nguyên tắc vị nhân (The Anthropic Principle) “không phân

biệt giữa các vũ trụ ưa sống tối thiểu (minimally biophilic universes), trong đó
cuộc sống được cho phép nhưng chỉ có khả năng một cách tối thiểu, và các vũ
trụ ưa sống tối giai (optimally biophilic universes), trong đó cuộc sống thịnh
vượng bởi vì sự phát sinh sinh vật (biogenesis; sự hình thành các sinh vật sống
từ tổ tiên của chúng và các cơ quan tử từ các tiền thể của chúng) xuất hiện
thường xuyên”. Mặc dầu nguyên tắc vị nhân tự nó không phân biệt giữa các vũ
trụ ưa sống tối thiểu và tối giai, lôgic đằng sau nguyên tắc vị nhân có thể được
tổng quát hóa thành một nguyên tắc nhiều năng lực hơn khả dĩ phân biệt giữa
hai vũ trụ ưa sống tối thiểu và tối giai. s. B. Heinrich đã chứng minh sự thật ấy
trong bài ‘Physical Relativism as an Interpretation of Existence’ ông viết và
trình bày ngày 26 tháng Sáu, 2013, có thể hạ tải từ Internet.

Nói cách khác, ý tưởng tương đối vật lý (Physical Relativism) của Heinrich

cho chúng ta biết rằng bất kỳ quan sát viên nào cũng nên kỳ vọng, chỉ căn cứ
trên lôgic thôi, rằng vũ trụ của mình là một vũ trụ ưa sống đa giai. Và nếu quan
sát viên này phải đoán xem vũ trụ đa giai đó thuộc hệ thống nào, thời sự đoán
tốt nhất sẽ là hệ thống định nghĩa hầu hết các quan sát viên. Hệ thống ấy được
gọi là nguyên tắc ưa sống tối đa (MBP=Maximally Biophilic Principle).

4.2.3 Luận cứ Tiên đề hóa

Một hệ thống không nhất trí không thể phân biệt giữa tính chân và tính giả

vì bất kỳ phát biểu nào cũng có thể được chứng minh là đúng. Do đó, khả năng
phân biệt giữa tính chân và tính giả trong thực tế của chúng ta hàm ý rằng thực
tế của chúng ta phải nhất trí [ngay cả khi chúng ta không thể chứng minh được
bất kỳ hệ thống hình thức

18

(formal System) cụ thể nào dự định mô tả thực tế là

nhất trí].

Các lý thuyết hiện đại về vũ trụ học thông trướng đòi hỏi vũ trụ phải có năng

lượng tích cực và tiêu cực hữu hạn. Hơn nữa, giới hạn Bekenstein tức giới hạn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.