ĐẠO PHẬT LÀ TOÁN HỌC - Trang 18

vật lý ngoại tại được giả thiết là thuần túy toán học. Tiểu luận trình bày giả
thiết “tất cả chỉ là phương trình” và thảo luận những hàm ý của nó. Sau đó là
(3.3) Bài: Ý thức như là một trạng thái vật chất (Consciousness as a State of
Matter), với năng lực xử lý thông tin đặc biệt. Tegmark đề xuất bốn nguyên tắc
cơ bản có thề phân biệt vật chất ý thức với nhũng hệ vật lý khác như ba chất
rắn, lỏng và khí: thông tin (information), tích hợp (integration), độc lập
(independence) và động lực học (dynamics). Y niệm này lấy cảm hứng từ
thuyết thông tin tích hợp (integrated information theory = IIT) của nhà thần
kinh học Giulio Tononi, University of Wisconsin in Madison. Theo IIT, muốn
chứng minh cái gì đó có ý thức, thời phải chứng minh hai đặc điểm: (1) một
tồn thể có ý thức phải có khả năng lưu trữ, xử lý và thu hồi một lượng lớn
thông tin; (2) thông tin này phải được tích hợp trong một toàn thể thống nhất,
không thể chia thành các phần độc lập. Thuận theo IIT, Tegmark đề xuất hai
loại vật chất. Một, “computronium”, đáp ứng các yêu cầu của đặc điểm thứ
nhất. Hai, “perceptronium”, làm tất cả các điều trên, nhưng theo phương thức
tạo nên toàn bộ không thể phân chia, đúng như Tononi mô tả. Kế tiếp là (3.4)
trình bày tư tưởng và công trình của Tegmark. (3.5) mô tả cuốn sách “Our
Mathematical Universe” của Tegmark. (3.6) ghi lại những bình luận về cuốn
sách ấy. (3.7) và (3.8) đặt nghi vấn, theo thứ tự, “Được làm bằng toán học?” và
“Có chăng những vũ trụ song song?” (3.9) đặc biệt dành cho bình luận cuốn
“Our Mathematical Universe” của Jeremy Butterfield, một triết gia tại
University of Cambridge. Cuối cùng, (3.10) Tegmark giải đáp một số thắc mắc
về ý tưởng thế giới vật lý của chúng ta là một đối tượng toán học khổng lồ.

Chương Bốn, chương cuối cùng của tập sách “Đạo Phật là Toán học”, bàn

về tính tương đối của tồn tại. Nói đúng hơn, chương này trình bày ý tưởng
‘Tương đối Vật lý' (Physical Relativism) như một cách thông diễn sự tồn tại
(an Interpretation of Existence) của Stuart B. Heinrich.

Mặc dầu vật lý học hiện đại thành công trong việc xây dựng các lý thuyết

toán học có thể dự đoán kết quả các thí nghiệm quy mô lượng tử, vẫn có vấn
đề là sự thông diễn vật lý các lý thuyết này không ngùng gây nhiều tranh biện
nghị luận. Hầu giải quyết vấn đề, Heinrich đưa ra những luận cứ lôgic (4.2) để
hỗ trợ một cách thông diễn mới về sự tồn tại mà ông gọi là tương đối vật lý.
Tương đối vật lý đề xướng chẳng những một trả lời cho câu hỏi của Leibniz,
nhưng cũng còn cung cấp một cách thông diễn tính ngẫu nhiên trong vật lý học

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.