ĐẠO PHẬT LÀ TOÁN HỌC - Trang 16

lớn; và một giải thích tự truyện, khi thời cổ vũ khi thời khôi hài, ngay chính
ông đã làm thế nào để trở thành một diễn viên lãnh đạo trong vở kịch đó.

Hơn hết, tình yêu của Frenkel đối với thế giới Plato toán học chính là chủ

trương của Frenkel trong Tình yêu và Toán học thường được gọi là chủ nghĩa
Plato toán học (Mathematical Platonism). Nên biết có nhiều loại Platonism, và
cũng có nhiều cách thông diễn toán học. Theo Frenkel, cái thế giới thường
được gọi thế giới Plato toán học là nơi cư trú các khái niệm và ý niệm toán
học. Plato là triết gia Hy Lạp đầu tiên tranh luận rằng các thực thể toán học đều
độc lập với những hoạt động lý tính của chúng ta. Nhà vật lý toán học rất được
hoan nghênh, Roger Penrose, viết trong tập sách The Road to Reality (Con
Đường đến Thực tế) của ông, những tuyên bố toán học thuộc về thế giới Plato
toán học chính là những khẳng định dũng một cách khách quan. Bảo rằng một
tuyên bố toán học nào đó có một tồn tại theo khuôn Plato, tức nó đúng theo
một nghĩa khách quan. Giống vậy, các ý tưởng toán học có một tồn tại theo
khuôn Plato tại vì chúng là những ý tưởng khách quan.

Frenkel, giống Penrose, tin rằng thế giới Plato toán học tách rời khỏi cả hai

thế giới, vật lý và tâm thức. Penrose chỉ cho thấy chủ trương thông diễn một
cách chủ quan tất sẽ nhanh chóng dẫn chúng ta tới những khẳng định hiển
nhiên vô nghĩa, nhấn mạnh tính năng độc lập của tri thức toán học với bất kỳ
hoạt động nào của con người.

Thế giới Plato toán học cũng tồn tại độc lập với thực tế vật lý. Ví dụ: Thiết

bị của thuyết trường quy phạm (gauge theory) ban đầu được các nhà toán học
phát triển chẳng cần quy chiếu vật lý học. Trong thực tế, chỉ có ba trong số các
mô hình mô tả các lực của tự nhiên (lực điện từ, yếu, và mạnh). Chúng tương
ứng với ba nhóm Lie cụ thể (nhóm vòng tròn, SU(2), và SU(3), theo thứ tự),
mặc dầu có một thuyết trường quy phạm cho bất kỳ nhóm Lie nào. Có rất
nhiều ví dụ khác về những lý thuyết toán học phong phú không trực tiếp liên
quan đến bất kỳ loại thực tế vật lý nào.

Nguồn gốc của những khả năng vô hạn của tri thức toán học chính là tính

khách quan của nó. Tính này phân biệt toán học với bất kỳ loại nỗ lực nào
khác của con người. Sự hiểu biết những gì ở đằng sau tính khách quan ấy sẽ
soi sáng những bí ẩn sâu sắc nhất của thực tế vật lý, ý thức, và những tương hỗ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.