Chương I: Đạo Phật là Toán học
1.1 Phật là Lý Duyên khởi
1.2 Câu hỏi Tồn tại Nguyên thủy
Đạo Phật là Toán học
• * ® * •
Trong bài ‘Phật giáo là “in như sự thật’”, Thầy Trí Quang viết: “đặc điểm
của Phật giáo là "In như sự thật": Lý thuyết, phương pháp cùng kết quả đều
hợp lý, đều như thật. Phật giáo không chen chủ quan của mình vào trước hay
trong khi suy nghiệm sự thật, và chân lý của đạo Phật là lời kết luận sau sự suy
nghiệm trung thực ấy. Đạo Phật chỉ thấy và chỉ nói những sự thật mà sự vật có,
không thêm không bớt. Đạo Phật, nhân đó, cấm đoán những tín ngưỡng và
những hành động không phát sinh từ sự hiểu biết như thật, luôn theo, đạo Phật
không công nhận những kết quả của tín ngưỡng mê mờ, hành động manh động
là hợp lý. Cho nên đạo Phật cũng gọi là đạo Như Thật.” Nhưng Phật là gì?
1.1 Phật là Lý Duyên khởi
Trong Phật giáo tiếng “Phật” có rất nhiều nghĩa. Tuy nhiên ở đây tiếng ấy có
thể định nghĩa y cứ trên hai câu kinh: “Thế Tôn đã nói như sau, ‘Ai thấy được
lý duyên khởi, người ấy thấy được Pháp; ai thấy được Pháp, người ấy thấy
được lý duyên khởi.’” (Trung Bộ, kinh 28 Đại kinh dấu chăn voi), và “Này
Vakkali, ai thấy Pháp, người ấy thấy Ta. Ai thấy Ta người ấy thấy Pháp. Này
Vakkali, đang thấy Pháp là thấy Ta. Đang thấy Ta là thấy Pháp.” (Tương Ưng
Bộ, Phẩm Trưởng lão. s 22, 87) Hai câu này hợp lại dẫn đến kết luận Phật là lý
duyên khởi, là nguyên lý về cách thức vạn pháp đồng thời câu khỏi. Ví dụ:
Có tổ tín, muốn đốn ngộ thời phải tin quả quyết “Ta là Phật”. Địa vị sơ tâm
phải là địa vị thành tựu đốn ngộ. Và câu “Ta là Phật” có nghĩa là “Ta là lý
Duyên khởi”, và theo thuật ngữ Hoa Nghiêm, “Ta đồng nhất thể với Pháp
giới”. Nếu theo Bồ tát Long Thọ, Duyên khởi được minh định đồng nghĩa với
Không, thời “Ta là Phật” hàm ngụ sự thực chứng vạn hữu đều Không. Nếu
Phật đồng nhất với lý Duyên khởi và mọi pháp hiện khởi đều do duyên sinh
thời mọi pháp bản nguyên là Phật.