của thế giới thường nghiệm, sự giả hữu của chúng tùy thuộc vào nhân duyên
nên không thể có tự tính mà hiện hữu được. Điều này cho thấy câu nói của
ngài Long Thọ, ‘Phải Không mới Có’, không có gì đáng gọi là nghịch lý.
Duyên khởi không gì khác hơn là tính tương đối của tồn tại (the relativity
of existence), thường được phát biêu là ‘hiện khởi tương y tương đối’. Xét về
mặt lôgic học, tính tương đối của tồn tại phái sinh từ một tập hợp các tiên đề,
chẳng phải là sự sáng tạo ex nihilo cái gì đó từ Không. Như vậy, về mặt lôgic
học, duyên khởi là một cấu trúc toán học, nghĩa là, những tồn thể trừu tượng
cùng với những quan hệ giữa chúng. Nếu cường điệu tính cách cấu trúc toán
học của Duyên khởi xét theo lôgic học, thời ta có thể nói: Duyên khởi hay
Phật là Toán học.
Tuy nhiên ai cũng biết rằng Phật giáo lấy đức Phật làm trung tâm để phát
khởi và cũng lấy Phật làm trung tâm để triển khai.
1
Do đó, đối với nền giáo lý
của Phật giáo, bất luận khảo sát về bộ môn nào, nếu không căn cứ vào nhân
cách và sự tự giác của đức Phật thì quyết không thể nào hiểu được chân ý
nghĩa của nó: đó là một quy tắc nhất định. Nếu nói theo sự tự giác của đức
Phật thì Phật giáo là kết quả cái trí “vô sư tự ngộ” của đức Phật, nghĩa là, Phật
giáo được thành lập bởi cái kết quà của lời nói và việc làm của đức Phật, cho
nên, nói đến Phật giáo mà lìa xa đức Phật thì mất hẳn cái bào chứng đệ nhất về
thỏa đáng tính thể nghiệm. Đó là lý do tại sao Phật và Pháp vốn là nhất như.
Đứng trên lập trường Phật Pháp nhất như, đạo Phật và Phật là một. Vậy có thể
xướng lên, về mặt lôgic học, “Đạo Phật là Toán học”. Điều đó bao hàm luôn
ý nghĩa “Vũ trụ là Toán học”, bởi vì Nhất thiết pháp là Vũ trụ và “Như Lai
thuyết: Nhất thiết pháp giai thị Phật pháp” (Kinh Kim Cang).
Trong tập Luận giải Trung luận Tánh khởi và Duyên khởi (2003) có đề cập
tài năng toán học của đức Phật khi đem “thế gian nhập vào nghĩa số lượng mà
đức Phật đã biết”, tài năng mà Phổ diệu kinh (Lalitavistara) cũng kể lại trong
một cuộc thi đếm số lượng Ngài đã thắng giải, đến độ vị giám khảo phải bái
phục. Nay xin trích ra trong phần Chú thích đoạn kinh ấy bằng Anh ngữ như
một phụ lục.
2
1.2
Câu hỏi Tồn tại Nguyên thủy