Trong quá trình lịch sử hiện đại, chủng ta thấy những tiến bộ trong sinh học,
hóa học, vật lý học và vũ trụ học vẽ một bức tranh rõ ràng hơn về cách như thế
nào (how) chúng ta xuất hiện tồn tại trong vũ trụ này. Tuy nhiên, mặc dầu tất
cả những tiến bộ đó, dường như chúng ta không tiến bộ thực tế chút nào đối
với việc trả lời câu hỏi căn bản tại sao? (why?).
Năm 510 BCE trước CN, Parmenides lý luận cho rằng ex nihilo nihil fit,
“không có gì đến từ không có gì”, nghĩa là, vũ trụ tại hiện tại bao hàm một vũ
trụ vĩnh hằng chẳng có thời điểm cụ thể của sáng tạo. Các triết gia Hy Lạp về
sau, như Aristotle và Plato, chia sẻ quan điểm ấy, nhưng không thực sự trả lời
câu hỏi. Năm 1697, Leibniz
3
tìm kiếm “một lý do đầy đủ tại sao phải có một
thế giới bất kỳ nào hơn là không có.” Ông tuyên bố 4, “không có gì xảy ra
mà không có lý do đủ,” câu này bây giờ được biết như là Nguyên tắc Lý do đủ
(PSR=Principle of Sufficient Reason), và ông tổng quát hóa câu hỏi căn bản:
“tại sao phải có một cái gì đó, hơn là không có gì?”, câu này bây giờ được
biết như là Câu hỏi Tồn tại Nguyên thủy (PEQ=Primordial Existence
Question).
Câu hỏi Tồn tại Nguyên thủy gây bối rối cho hầu hết các nhà vật lý học cũng
như các nhà vũ trụ học. Richard Dawkins gọi đó là một “câu hỏi tìm kiếm đòi
hỏi phải có một câu trả lời giải thích”
5
, và Sam Harris bảo rằng “bất kỳ người
trung thực trí tuệ nào cũng sẽ thừa nhận họ không biết tại sao vũ trụ tồn tại.
Các nhà khoa học, tất nhiên, sẵn sàng thừa nhận không biết gì về chuyện ấy.”
6
Vũ trụ học thông trướng (= thông hóa bành trướng; inflationary cosmology)
hiện đại đưa ra một số kiến giải mới về vấn đề này. Một thuộc tính sinh khởi
(generic property) của phép thông trướng là vũ trụ khởi đầu từ một dao động
lượng từ nhỏ
7
. Theo Vilenkin
8
, “một lượng nhỏ năng lượng chứa trong cái độ
cong (ban đầu) ấy, phần nào giống như năng lượng cất giữ trong một dây cung.
Nguyên lý bất định Heisenberg trong những khoảng thời gian đủ nhỏ cho phép
vi phạm nguyên tắc bảo toàn năng lượng trong phút chốc. Cái bong bóng sau
đó thông trướng theo cấp số nhân (inflated exponentially) và vũ trụ tăng trưởng
đa số cấp lượng chỉ trong khoảnh khắc của một giây.” Stephen Hawking đưa
ra một kiến giải nhằm giải đáp câu hỏi của Leibniz, cho rằng “bởi vì có một
định luật như sự hấp dẫn (gravity) [và vật lý học lượng tử], vũ trụ có thể và sẽ
tự tạo ra từ không. Sự sáng tạo tự khởi là lý do có cái gì đó hơn là không có gì,