ĐẠO PHẬT LÀ TOÁN HỌC - Trang 60

Chẳng có gì ngăn cản chúng ta thâm nhập cái thực tể Plato ấy và kết hợp nó

với cuộc sống của chúng ta. Điều thực sự đáng chú ý là tính cách dân chủ vốn
có của toán học: trong khi một số bộ phận của hai thế giới vật lý và tâm thức
có thể được nhận thức hay thông diễn khác nhau bởi các người khác nhau, hay
thậm chí chẳng có thể tiếp cận bởi một số người trong chúng ta, khái niệm và
phương trình toán học đều được nhận. thức theo cùng một phương thức và
thuộc về tất cả chúng ta một cách bằng nhau. Không ai có thể có độc quyền về
tri thức toán học; không ai có thể đòi một công thức hay ý niệm toán học như
là một phát minh của họ; không ai có thể được cấp bằng sáng chế một công
thức! Chẳng hạn, Einstein không thể xin cấp một bằng sáng tạo công thức E =
me

2

của ông. Lý do: Nếu chính xác, một công thức toán học biểu hiện một tính

chân vĩnh hằng về vũ trụ. Do đó, chẳng có ai có thể tự nhận có quyền sở hữu
điều đó; nó là của chúng ta để chia sẻ. Giàu hay nghèo, đen hay trắng, trẻ hay
già, không một ai có thể chiếm lấy các công thức đó của chúng ta. Trong thế
giới này, không có gì sâu sắc và thanh lịch bằng chúng, tuy vậy, chúng vẫn có
sẵn cho tất cả.

Quan điểm toán học theo Plato có vấn đề mà Frenkel chẳng bao giờ muốn

nhận ra như vậy; đó là nó muốn làm tri thức toán học trở thành một phép lạ.
Nếu các đối tượng toán học tồn tại ngoài chúng ta, trụ trong một thiên đường
khuôn Plato vượt quá thế giới vật lý của không gian và thời gian, thời làm thế
nào tâm trí con người liên lạc với các đối tượng ấy và tìm hiểu các thuộc tính
và quan hệ của chúng? Các nhà toán học có ESP

14

(nhận thức ngoại cảm) hay

không? Chủ nghĩa Plato, như triết gia Hilary Putnam nhận xét, tuồng như
không phù hợp với sự thật đơn giản là chúng ta suy tư với những não của
chúng ta, chứ chẳng phải với những linh hồn phi vật chất.

Có lẽ Frenkel phải được phép vui thích các không tưởng của mình. Chung

cuộc, mỗi người yêu đều có những ảo tưởng lãng mạn về người mình yêu.
Năm 2009, trong lúc Frenkel ở Paris trong tư cách Chaired’ Excellence của
Fondation Sciences Mathématiques, ông quyết định làm một bộ phim ngắn
biểu hiện niềm đam mê toán học của ông. Lấy cảm hứng từ bộ phim Rites of
Love and Death
của Yukio Mishima, ông chọn tiêu đề cho bộ phim của ông là
Rites of Love and Math (tạm dịch Nghi thức Tình yêu và Toán học). Trong bộ
phim câm ngụ ngôn theo kiểu Noh Nhật Bản này, Frenkel đóng vai trò một
nhà toán học sáng tạo một công thức của Tình yêu. Để giữ công thức khỏi rơi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.