bấm lên dây đàn. Trong chớp mắt dây đàn không ngừng rung lên, phát ra
những thanh tâm như sóng cuộn biển gào.
Trên đài cao, chỉ thấy ngón tay nàng như cánh hoa lan, ống tay áo như
đám mây, tay trái giữ dây đàn, tay phải không ngừng gảy. Tay áo dài vung
lên, tiếng đàn như vén mây để thấy mặt trời, vang lên không ngớt.
Không giống với tiếng đàn Y Lãnh Tuyết ban nãy, tiếng đàn của nàng
dÂu Dương triền miên, khí phách hùng vĩ. Mặc dù cũng là khúc Y Lãnh
Tuyết mới đàn nhưng thần thái và sắc thái hoàn toàn khác biệt.
Khúc Quốc phong nàng đàn khiến con dân Bắc Lỗ Quốc nghe đến mức
ngây dại, say đắm, cảm giác máu nóng sục sôi, chỉ muốn tuốt kiếm ra mà
nhảy múa. Họ không biết vì sao khí độ lớn lao như vậy lại có thể tuôn ra từ
hai bàn tay thon thả trắng trẻo của nàng? Đối với Sắt Sắt, họ chỉ thấy nàng
thần sắc thản nhiên, khóe miệng nở nụ cười rất nhạt, để cho tiếng đàn như
tiếng thương đao vó ngựa cứ tuôn chảy dưới ống tay áo mềm mại mãi
không ngừng.
Y Lãnh Tuyết trên đài cao cuối cùng cũng biết vì sao trước khi đàn, Sắt
Sắt lại nói: “Đắc tội rồi!”. Cô ta đi xuống đài, có phần hơi hổ thẹn, đôi mắt
đẹp đẽ cứ nhìn mãi những ngón tay thon của Sắt Sắt, như bị trúng tà vậy.
“Đây mới chính là tiếng đàn mà đời này ta muốn nghe!”. Dưới đài,
không biết ai vừa cao giọng nói.
Đàn xong, Sắt Sắt liền đứng lên, hờ hững nói: “Khi xưa Lương Quốc bị
kẻ địch xâm chiếm, Lương Vương dẫn quân tầm máu sa trường, cuối cùng
cũng đuổi được kẻ địch ra xa khỏi trăm dặm ngoài bờ cõi. Khúc nhạc này
được sáng tác vì trận chiến đó. Đây chính là khúc Quốc phong”.
Quốc phong, phong thái của một đất nước, sao lại là sự dịu dàng trăm
chiều của nhi nữ như Tế Tư đánh được? Những người ngồi dưới không
đừng được cất tiếng thở than.