“Đại nhân, đạo trưởng sẽ phải suy nghĩ kỹ trước khi tống tiểu sinh đi,” thi
sĩ trẻ tự mãn nói. “Gia phụ quá cố của tiểu sinh chính là Tông học sĩ, một
đại thí chủ
của đạo quán này. Hiện Tông gia vẫn thường xuyên quyên góp
công đức vào đây.”
thí chủ ở đây hiểu theo nghĩa người bảo trợ cho đạo quán.
Địch Nhân Kiệt nhìn thanh niên một lượt từ đầu đến chân.
“Ra ngươi chính là lệnh lang của cố Tuần phủ Tông Pháp Mạnh,” ông nói,
“Tuần phủ đại nhân là một học giả lớn, ta đã đọc cuốn cẩm nang trị nhậm
của ngài. Đến lệnh phụ của ngươi cũng không ưa nổi mấy vần thơ con cóc
đó!”
“Bẩm, tiểu sinh chỉ muốn chọc tức lão đạo trưởng thôi,” Tông Lê ngượng
ngùng thú nhận. “Ông ta lúc nào tự cho mình là đức cao vọng trọng hơn
người! Gia phụ chưa bao giờ coi trọng ông ta.”
Huyện lệnh nói, “Dù vậy, bài thơ đó vẫn rất khiếm nhã. Quỷ thần phương
nào nhập, khiến ngươi đi gieo những vần thơ ngớ ngẩn về cố chân nhân
vậy?”
“Đại nhân không biết gì thật sao?” Tông Lê ngạc nhiên hỏi. “Hai năm
trước, đạo trưởng tiền nhiệm của đạo quán này là Ngọc Kính chân nhân đã
viên tịch, hay gọi là ‘vũ hóa’ theo cách nói văn hoa của mấy đạo sĩ. Ngài đã
được ướp xác, hiện tại pháp thể được đặt tại địa cung, bên dưới tiểu điện
thờ vị tổ sư sáng lập đạo quán trong khu biệt điện, cố đạo trưởng Ngọc
Kính là một bậc cao nhân, cả khi còn sống lẫn lúc đã viên tịch.”
Địch Nhân Kiệt không nói gì thêm. Ông đã có đủ mối lo nghĩ, chẳng buồn
quan tâm đến thân thế và sự nghiệp các vị đạo trưởng trong suốt lịch sử
Triều Vân quán.