ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 123

123

vái bà (tức bà Chúa Xứ), cậu là hai con bà (cậu Tài, cậu
Quý, nói trại cậu Chài, cậu Trí).

Cá đồng là “cá đen”, phân biệt với cá sông là “cá

trắng”. Còn nhiều kỹ thuật bắt cá đồng, cải tiến lần hồi
như lờ, lọp, đó.

Dưới sông dùng kỹ thuật đóng đáy, thâu hoạch theo

con nước hoặc chất chà (chà: nhánh cây khô) cho cá
gom lại sống quen thuộc rồi lựa ngày lấy lưới đăng bao
quanh mà bắt. Sông Tiền, sông Hậu gồm đủ mặt cá của
vùng Biển Hồ.

Về cá biển, ngư dân từ Nha Trang, Bình Thuận từ

xưa đã theo mùa vào Gò Công, Phú Quốc và các hải đảo
vịnh Xiêm La, làm nghề đánh cá, làm nước mắm, trở
thành thôn xóm. Ruộng muối bờ biển cung cấp dư dả.
Ngư dân từ Vàm Láng (Gò Công) thường đến Mũi Cà
Mau đánh lưới (nay có tên đất Mũi Gò Công). Nguồn
lợi lớn là tôm biển phơi khô, hợp khẩu vị nhiều người.
Và cá mè đường, lấy bong bóng phơi khô.

Về nghề lưới biển, dân ta có thừa kinh nghiệm từ

miền Trung, nhưng vào phía vịnh Xiêm La, ta cải tiến
hoặc sáng tạo kiểu ghe Phú Quốc (với con mắt ghe tròn).
Để đón những luồng cá mè đường, ở biển khơi. Ta rút
kinh nghiệm của người Xiêm, cải biên kiểu “nò” giống
như “rọ” ở sông rạch nhưng đơn giản và to lớn hơn
nhiều - dùng hàng ngàn cây đước chắc và to của Mũi Cà
Mau mà cắm khít lại, hình giống cái quặng. Mình của
nò (nơi chứa cá) rộng rãi, khi xúc cá, ghe có thể chạy
vào, xoay trở được. Quy luật làm “nò khơi” (còn gọi là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.